Thứ Tư, 10/02/2016 | 11:00

Tìm hiểu những biến chứng thai kỳ có thể xảy ra sẽ giúp mẹ có phương án đề phòng và xử lý phù hợp. Đặc biệt, với những mẹ mang thai đôi, nguy cơ gặp phải biến chứng cũng cao hơn rất nhiều

Khi tử cung chứa thêm một bào thai trong giai đoạn mang thai đôi, nó gia tăng khả năng mắc phải một số biến chứng thai kỳ, chẳng hạn:

12 biến chứng dễ gặp ở các mẹ mang thai đôi

Niềm vui nhân đôi, vậy mẹ có cần lo lắng gấp đôi?

1/ Sinh non

-Nếu mẹ bầu sinh con trước thời điểm tròn 37 tuần mang thai, tình trạng này được gọi là sinh non.

-Thời gian thai nghén giảm sút, khi bạn ấp ủ thêm một bào thai trong tử cung.

-Nghiên cứu kết luận gần 60% nguy cơ với thai đôi là sinh non.

-Chuyển dạ sớm do vỡ ối non. Kết quả là ca sinh bắt đầu khi thai kỳ chưa tới 37 tuần.

-Cơ thể của cặp song sinh sinh non không phát triển tốt. Các bộ phận không hoàn toàn hoàn thiện và hai bé thường nhỏ người cũng như nhẹ cân.

-Khi các bộ phận cơ thể vẫn ốm yếu, hai bé cần được chú ý chăm sóc y khoa về ăn uống, hô hấp, chống chọi với nhiễm trùng và giữ ấm.

-Những em bé sinh non dễ bị vi trùng lây nhiễm tấn công và vì thế các bé cần được chăm sóc y tế đặc biệt.

-Các bé sinh non trong cặp song sinh thường cần được chăm sóc trong NICU (phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh).

2/ Nhẹ cân

-Bác sĩ thường liên kết trọng lượng lúc chào đời thấp của hai bé song sinh nhà bạn với tình trạng sinh non.

-Cân nặng khi mới chào đời của hai bé dưới 2,5kg.

-Các bé sinh đôi sở hữu cân nặng chào đời thấp có nguy cơ cao gặp những biến chứng sức khỏe về lâu dài. Các nguy cơ ở thai đôi bao gồm giảm thính lực, thị lực yếu, bại não và chậm phát triển trí tuệ.

3/ Hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

-Một trong các biến chứng xảy ra với thai đôi là tốc độ phát triển của hai bé bắt đầu chậm lại ở tuần 30 đến 32. IUGR xảy ra trong giai đoạn đó khi nhau thai không thể điều chỉnh thêm bất kỳ sự phát triển nào của cặp song sinh.

-Vì cả hai bé đua nhau lấy cho đủ lượng dưỡng chất, cơ thể của mẹ không thể xử lý quá trình tăng trưởng nữa.

-Bác sĩ phụ khoa phát hiện sự tấn công của IUGR qua siêu âm và đo kích cỡ bụng mẹ.

4/ Tiền sản giật

-Trong thai kỳ đôi, bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao bị chứng tiền sản giật và cao huyết áp thai kỳ (PIH).

-Với sự chăm sóc thích hợp trước khi sinh, mẹ có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tiền sản giật.

5/ Nguy cơ tiểu đường thai kỳ

-Tiểu đường thai kỳ là một điều xảy ra phổ biến ở thai kỳ đôi. Hai nhau tăng sức đề kháng với sự sản sinh insulin và cơ thể của mẹ trải nghiệm sự gia tăng đột ngột trong lượng đường huyết.

-Một số yếu tố khác gây đái tháo đường thai kỳ ở thai kỳ đôi bao gồm kích cỡ nhau thai lớn hơn và nồng độ hormone nhau thai cao.

6/ Nhau thai đứt rời

-Đứt nhau thai nhiều khả năng xảy ra ở thai đôi khi so sánh với thai kỳ đơn.

-Nguy cơ tiền sản giật tăng cao dẫn đến những ca vỡ ối và bất ngờ đứt nhau thai.

-Đứt nhau thai gây ratình trạng nghiêm trọng trong đó nhau thairời khỏi thành tử cung trước khi em bé chào đời.

-Nhau thai đứt rời hầu hết xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ.

-Nó gia tăng đáng kể khả năng sinh bé đầu tiên qua đường âm đạo.

-Bác sĩ thường kết nối tình trạng đứt nhau thai với thói quen hút thuốc, dùng thuốc có hại và ăn uống thiếu dinh dưỡng.

-Mẹ có thể khắc phục tình trạng nhau thai đứt rời trong thai kỳ đôi bằng cách ăn uống lành mạnh và làm theo các chỉ dẫn chăm sóc tiền sản thích hợp.

7/ Thai chết lưu

-Thai chết lưu trong tử cung hiếm khi xảy ra. Bác sĩ phụ khoa sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và quyết định xem có cần can thiệp y khoa hay không.

-Nếu thai đôi của bạnthuộc dạng hai buồng ối và bạn có cặp sinh đôi khác trứng, vậy thì không cần thực hiện sự can thiệp này ngay.

-Nếu thai kỳ của bạn có một màng đệm đơn, biện pháp sinh ngay lập tức được khuyến nghị để đề phòng thai chết lưu.

8/ Khiếm khuyết bẩm sinh

-Thai đôi làm tăng các nguy cơ xuất hiện các điểm dị thường bẩm sinh ở hai bé sinh đôi mới chào đời của bạn.

-Một số khiếm khuyết bẩm sinh phổ biến thường thấy là những điểm khác thường ở tim, dị tật ống thần kinh và các rối loạn dạ dày – ruột.

9/ Hội chứng truyền máu song thai

-Đây là một tình trạng y khoa thường chỉ xảy ra với các cặp sinh đôi cùng trứng chung một bánh nhau.

-Các mạch máu present trong nhau cung cấp máu và oxy từ bào thai này sang bào thai kia.

-Trong hội chứng này, máu chuyển từ bào thai này sang bào thai kia thông qua những liên kết mạch máu chung. Theo thời gian, bào thai dễ tiếp nhận được truyền một lượng máu dư thừa hơn so với bào thai còn lại. Nó làm quá tải hệ thống tim mạch và tăng lượng nước ối.

-Bào thai cho máu không nhận đủ lượng máu cần thiết vì thế có ít nước ối hơn.

-Bác sĩ điều trị hội chứng truyền máu song thai trong thời kỳ thai nghén bằng cách rút bớt lượng ối dư với kim.

10/ Dây rốn quấn cổ

-Các mối rối dây rốn bên trong túi màng ối do các cặp sinh đôi cùng trứng dùng chung.

-Trong trường hợp đó, bác sĩ theo dõi tốc độ tăng trưởng của hai bào thai suốt ba tháng cuối thai kỳ. Nếu có bất kỳ tình huống phức tạp nào xảy ra, bác sĩ sẽ đề nghị chọn cách sinh sớm.

11/ Sinh mổ

-Các vị trí bào thai bất thường thường gia tăng khả năng sinh mổ.

-Nhưng trong hầu hết trường hợp, một bé trong cặp sinh đôi chào đời qua đường âm đạo và điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí của hai bào thai.

12/ Xuất huyết sau khi sinh

-Vùng nhau thai lớn và tử cung căng phồng quá mức đẩy bạn vào nguy cơ xuất huyết hậu sản cao. Có thể bạn phải nếm trải tình trạng chảy máu nghiêm trọng trong và sau ca sinh.

Lưu ý dành cho mẹ:

Dưới đây là những bí quyết hữu ích giúp bạn khỏe khoắn trong thai kỳ đôi:

– Làm quen với các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng sinh sớm cũng như tiền sản giật.

– Tổng trọng lượng bạn tăng thêm suốt thai kỳ đôi, đặc biệt là trước 20 tuần rất quan trọng. Bạn cần đạt được cân nặng lành mạnh để giảm nguy cơ sinh non và cân nặng thấp ở bé mới chào đời.

– Nhớ duy trì chế độ ăn cân bằng và uống nhiều nước để cơ thể luôn giữ ẩm. Cơ thể gọn gàng và khỏe khoắn giúp bạn đương đầu hiệu quả với biến chứng thai kỳ tiềm năng liên quan đến thai đôi.

– Vì lượng máu lưu thông tăng lên xảy ra ở thai kỳ đôi, lượng sắt của mẹ bất ngờ sụt giảm. Có thể bạn mắc bệnh thiếu máu cấp tính gây hại cho cả mẹ lẫn bào thai đang phát triển. Bác sĩ sẽ khuyên nạp các viên bổ sung sắt đều đặn.

– Nhớ thực hiện lịch hẹn khám thai đều đặn. Bác sĩ thăm khám thường xuyên kiểm tra để theo dõi sức khỏe của thai nhi và sự này sinh của bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook