Thứ Sáu, 03/11/2023 | 16:22

Cách chăm sóc sau chọc hút nang vú, những điều cần biết

Nang vú thường gặp ở lứa tuổi trung niên từ 30 đến 50 tuổi, những người mắc nang vú sau khi đi chọc hút dịch một thời gian thường bị tái lại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Vậy cách chăm sóc sau khi chọc hút nang? Cần làm gì để tránh nang tái phát? Là câu hỏi của đại đa số phái đẹp khi mắc căn bệnh khó nói này.

Nang vú xuất hiện do nguyên nhân gì?

Nang vú là những cấu trúc chứa dịch lỏng trong vú, đa phần lành tính. Nang vú có hình tròn hoặc oval, di động, giới hạn rõ, bờ đều, xuất hiện ở một hoặc cả hai bên vú. Nang vú thường hơi căng, đối với những nang kích thước nhỏ không gây đau, khó chịu không cần điều trị tuy nhiên nếu kích thước lớn sẽ đau và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cần đi chọc hút nang.

Nang vú có nhiều kích thước từ nhỏ đến lớn, có thể là đơn lẻ hoặc nhiều nang. Nang vú xuất hiện do sai lệch trong quá trình phát triển tự nhiên của vú đôi khi có cảm giác đau, cộm gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Để xử lý nang vú các bác sĩ sẽ sử dụng kim để chọc hút nang vú dưới hướng dẫn siêu âm.

Y học đánh giá sự phát triển của nang vú do thay đổi nội tiết tố nữ theo chu kỳ kinh nguyệt. Các biểu hiện thường gặp ở người có nang vú là sờ thấy khối tròn, trơn láng ở vú; dịch tiết núm vú trong, vàng hoặc nâu sậm. Ở vùng vú có nang thường hơi căng đau, các nang lớn hơn khi ở thời kỳ kinh nguyệt tuy nhiên khi hết kinh nang vú sẽ nhỏ lại, không còn gây khó chịu nữa.

Theo các chuyên gia, nang vú thường không làm tăng nguy cơ ung thư vú nhưng có thể gây khó khăn cho bác sĩ và bệnh nhân trong việc phát hiện những khối u mới ở trong vú. Vì vậy nếu phát hiện có những khối u mới trong vú dù đã qua giai đoạn kinh nguyệt hoặc cảm thấy các khối nang vú có sự thay đổi, to lên phái đẹp cần đi khám ngay.

Kỹ thuật chọc hút nang vú

Quá trình thực hiện chọc hút nang vú, các bác sĩ sẽ dùng 1 kim mảnh chọc vào nang vú và rút dịch ra dưới hướng dẫn của siêu âm để đảm bảo độ chính xác. Nếu dịch hút ra không có máu, khối u hoàn toàn biến mất sau hút dịch thì đây là nang vú, bệnh nhân không cần làm thêm xét nghiệm. Tuy nhiên nếu dịch hút ra có máu và khối u không biến mất hoàn toàn, lúc này các bác sĩ sẽ gửi dịch hút đi xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để có phương hướng xử trí tiếp theo.

Quy trình chọc hút nang vú dưới hướng dẫn của siêu âm

Bệnh nhân thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khoẻ, các loại thuốc đang sử dụng, tình trạng dị ứng (nếu có) đặc biệt là với các loại thuốc gây tê.

Phương pháp thực hiện

Bệnh nhân nằm ngửa hoặc hơi nghiêng về một bên theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm tìm tổn thương, xác định vị trí để chọc kim sau đó sát khuẩn da vị trí chọc. Đối với bệnh nhân lớn tuổi, sức khoẻ yếu bác sĩ có thể gây tê tại chỗ để giảm đau cho bệnh nhân.

Bước tiếp theo tiếp cận tổn thương: Bác sĩ tiến hành chọc kim qua da vào trung tâm nang vú dưới hướng dẫn siêu âm sau đó hút dịch trong nang vú ra.

Kết thúc can thiệp bác sĩ sẽ rút kim, sát trùng sạch vị trí chọc kim, đè ép để ngừa chảy máu và dùng băng gạc băng lại vị trí chọc. Các mẫu bệnh phẩm thu được sẽ được đưa tới phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh để khảo sát dưới kính hiển vi.

Trường hợp tổn thương quá sâu, sát thành ngực kỹ thuật chọc hút có thể gây tràn khí hoặc chảy máu màng phổi. Để xử trí, nếu nghi ngờ cần chụp X-quang ngực, siêu âm kiểm tra và đặt dẫn lưu màng phổi nếu có chỉ định;

Ưu điểm của chọc hút nang vú

Siêu âm nhìn thấy vị trí kim bên trong tổn thương giúp bác sĩ đưa kim vào đúng tổn thương, có thể đổi hướng kim hoặc đưa kim tới nhiều vùng khác nhau của nang vú cho phép lấy mẫu bệnh phẩm nhiều và chính xác hơn, chẩn đoán nhanh hơn, an toàn, ít nguy cơ tai biến, độ chính xác cao.

Kỹ thuật chọc hút nang vú dưới hướng dẫn siêu âm thực hiện khá đơn giản và an toàn, ít tai biến. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tuân thủ đúng theo mọi hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình thực hiện để quá trình thực hiện thủ thuật diễn ra nhanh chóng, chính xác.

Cách chăm sóc sau chọc hút nang vú

Sau khi chọc hút nang tuyến vú, người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng chống oxy hóa, phòng ngừa khả năng tiến triển thành ung thư. Các loại rau củ quả được khuyến khích như cải như bắp cải, súp lơ, cải xoăn…Các loại trái cây nhiều màu sắc và mọng như cà chua, dưa chuột, bí ngô, cà rốt… Tương tự, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, lúa mạch, ngô, khoai, sắn… rất có lợi cho sức khỏe người bệnh u nang vú giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ tiến triển thành ung thư.

Đặc biệt khi bị u nang tuyến vú, chị em rất cần nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sữa tươi và sữa chua bởi trong các loại thực phẩm này có chứa các chất có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi sớm bệnh ra khỏi cơ thể. Các loại sữa tách bơ, kem cũng có lợi cho người bệnh bởi không gây tích tụ chất béo trong cơ thể, khiến người bệnh khỏe mạnh, hoạt bát hơn.

Các loại cá là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh u nang tuyến vú. Trong cá chứa hàm lượng chất béo lành mạnh omega-3 cao, giàu protein, vitamin và khoáng chất, có khả năng hạn chế lượng cholesterol xấu xuống mức thấp nhất.

Ngoài những thực phẩm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người bệnh cũng cần tránh những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tiến triển hoặc tái phát trở lại như các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn. Không ăn các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, ngựa, chó…Các thức ăn chế biến từ phủ tạng động vật, thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao như trứng vịt lộn. Tránh các thực phẩm lên men như các loại dưa, cà muối, dưa góp…hạn chế các đồ uống có ga, cà phê bởi việc ăn uống những thực phẩm không phù hợp có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Nang vú và những điều phái đẹp cần lưu ý

Chế độ ăn cho bệnh nhân u nang vú những điều cấm kỵ

Những thực phẩm nào làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook