Ngày đầu tiên của năm 2018, chúng ta cùng cập nhật những thành tựu mới nhất của y khoa cũng như các câu chuyên thú vị về xu hướng sức khỏe của năm và tương lai.
Theo thời gian, việc chăm sóc sức khỏe đã được nâng lên những tầng cao mới với những thiết bị đặc biệt phù hợp với từng cá nhân hơn, phù hợp cho từng người. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật mới trong điều trị, máy tính và robot sẽ trở thành một phần quan trọng trong chẩn đoán và chữa trị bệnh.
Chữa cơn đau sẽ có loại thuốc “đặc biệt”
Các trị liệu về tinh thần ngày càng đóng vai trò trong việc chữa trị đau. Có người được trị liệu viết văn. Các trị liệu khác như thú cưng hoặc cây kiểng dần dần được chú trọng.
Điểm mấu chốt của các chữa đau này là để bệnh nhân làm chủ cơn đau hơn qua các hoạt động yêu thích, từ đó giảm chú tâm vào cơn đau.
Được chăm sóc sức khỏe tại nhà
Các nghiên cứu cho thấy chăm sóc tại nhà bệnh nhân, liên kết sau bệnh nhân khi xuất viện hoặc sau khi bệnh nhân khám tại phòng khám, cho một số bệnh mãn tính khiến bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn và chất lượng chăm sóc tốt hơn.
Qua đó, bác sĩ và y tá cũng giảm bớt được công việc, có thể tiết kiệm được chi phí nếu bệnh nhân nhập viện. Thêm nữa, việc khám chữa bệnh tại nhà giảm hẵn các rủi ro về nhiễm trùng, té ngã, hoặc bị mê sảng khi nhập viện.
Bằng cách ngăn ngừa bệnh dựa trên các rủi ro, các bác sĩ gia đình có thể giúp cho bệnh nhân khoẻ mạnh thay vì chữa bệnh cho họ. Triết lý “phòng bệnh hơn trị bệnh” của Á Châu dần lan toả qua nền y khoa Phương Tây khi mọi người nhận ra tầm quan trọng của ngừa bệnh.
Như vậy việc kết hợp các phương pháp điều trị hiện đại và phán đoán rủi ro của Tây Y với triết lý Đông Y, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân sẽ là xu hướng mới.
Hiểu về gen để ngăn tử vong sớm
Năm 2015, diễn viên Angelina Jolie cắt bỏ 2 bên vú của mình để ngừa bệnh ung vú phát triển, dựa trên các phân tích gen BRCA1 của cô, mặc dù cô chưa có khối u nào.
Một nữ bệnh nhân khác, 40, tuổi, cũng được phân tích về gen và các bác sĩ tìm ra một số gen dị biến trong mã gen của cô. Mã dị biến này có thể khiến cô bị ung thư buồng trứng. Các bác sĩ sau đó đã chụp hình vùng chậu và tìm ra một khối u 3cm mà cô không hề có bất kỳ triệu chứng nào. Sinh thiết khối u cho thấy ung thư ác tính. Bệnh nhân được cứu sống nhờ vào phân tích gen.
Việc giải mã thành công ngân hàng gen và theo dõi các dị biến gen của chúng ta đã khiến việc sàng lọc các bệnh nhân rủi ro cao tốt hơn, dẫn đến chữa ung thư từ khi còn trong trứng nước.
Khám bệnh từ xa
Các kỹ thuật hiện đại cho chất lượng video và hình ảnh tốt khiến việc chẩn đoán và khám bệnh từ xa dễ dàng hơn, từ đó cho ra các phòng khám bệnh từ xa mọc lên như nấm.
Các loại bệnh được chẩn đoán ngày càng nhiều như tim mạch, cơ xương khớp, và tự miễn. Đặc biệt, tâm lý và tâm thần là 2 khoa phát triển nhanh nhất về khám bệnh từ xa gần đây do nhiều bệnh nhân tâm thần không cần phải đến văn phòng bác sĩ mà vẫn được chữa bệnh.
Tế bào gốc trị liệu cho tất cả các loại bệnh sẽ gần hiện thực
Thời gian qua, việc trị liệu tế bào gốc nổi lên như một trị liệu mới khi mà tế bào gốc, về mặt lý thuyết, sẽ phát triển thành bất kỳ các loại tế bào nào. Tuy nhiên, tất cả những trị liệu tế bào gốc cho đến nay vẫn là thử nghiệm.
Các cập nhật mới nhất cho phép tạo ra tế bào gốc thường từ mô mỡ hoặc da, mở ra hướng trị liệu hoàn toàn mới. Trước kia, các tề bào gốc thường lấy từ cuốn rốn, khiến cho nguồn tế bào gốc giới hạn và tạo ra những tranh luận về đạo đức.
Không chỉ vậy, các thử nghiệm về tế báo gốc của chính bệnh nhân trong việc trị thoái hoá khớp hoặc tổn thương sụn đang cho những kết quả rất khả quan, bởi vậy một ngày gần đây, tế bào trị liệu sẽ còn đi xa hơn và có thể được xem là một bước phát triển mới cho ngành y những năm 1940s.
Trị liệu ung thư bằng liệu pháp miễn dịch
Năm 2015, cựu tổng thống Mỹ được chẩn đoán ung thư hắc tố da di căn lên não và tiên lương rất xấu. Ông được chữa bằng Keytruda (Pembrolizumab), một loại thuốc đặc biệt nhắm vào các “trạm kiểm soát’ (checkpoint inhibitor) của hệ miễn nhiễm và tháo bỏ các trạm này. Các tế bào của hệ miễn nhiễm được tự do, sống lâu hơn, và tấn công vào tế bào ung thư. Kết quả là cựu tống thống Mỹ vẫn còn sống đến nay.
Dùng chính tề bào miễn nhiễm để tân công ung thư, một dạng như tự thanh trùng nội bộ, cho các kết quả khả quan. Trị liệu này ít có tác dụng phụ vì kích thích hệ miển nhiễm tấn công ung thư chứ không dùng hoá trị.
Một liệu pháp miễn dịch khác là dùng vaccine để kích hoạt hễ miễn dịch. Sau khi thành công của Keytruda, rất nhiều thuốc trị liệu miễn dịch đã được FDA chấp thuận. Tuy nhiên, thống kê cho thấy không phải ai cũng có kết quả tốt với liệu pháp miễn dịch. Chỉ có khoảng 15-25% bệnh nhân có tác dụng thật sự và các bác sĩ vẫn chưa tìm ra lý do tại sao. Với các nghiên cứu và kỹ thuật mới, liệu pháp miễn dịch chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến ung thư.
Khám bệnh với bác sĩ robot và trí tuệ nhân tạo
Đầu năm 2017, bệnh viện El Camino vùng Sillicon Valley, California, giảm hẳn tị lệ té ngã trong bệnh viện đến gần 40%. Nguyên nhân do bệnh viện dùng trí tuệ nhân tạo để tìm ra các bệnh nhân có khả năng rủi ro té ngã cao trong hàng trăm bệnh nhân nằm viện và đưa ra cách ngăn ngừa.
Bằng cách dùng trí tuệ nhân tạo, các bác sĩ cũng đã kiểm soát nhiểm khuẩn tốt hơn và tạo ra các vùng an toàn ít nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
Sau bệnh viện El Camino vùng Sillicon Valley, bên kia bán cầu, Xiaoyi, bác sĩ robot của Trung Quốc, đã thi đậu bằng hành nghề bác sĩ vào đầu tháng 11-2017 sau khi trải qua kỳ thi y khoa cam go và ghi điểm 456/600 (điểm đậu là 300/600). Bác sĩ robot Xiaoyi tiếp tục “học” thêm và các nhà khoa học hy vong bác sĩ này sẽ giúp việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở vùng sâu xa, nơi cực kỳ thiếu bác sĩ, sẽ tốt hơn.
Điểm đặc biệt của bác sĩ robot Xiaoyi là anh “học” cực kỳ nhanh và nhớ lâu hơn bác sĩ người. Điều này có thể thấy việc ứng dụng của trí tuệ nhân tạo và bác sĩ robot sẽ còn đi xa hơn do khả năng phân tích và tra cứu nhanh cộng với làm việc không hề kiệt sức, chỉ tốn điện.
Biến đổi khí hậu toàn cầu khiến con người dễ mắc bệnh hơn
Các nghiên cứu gần đây cho thấy khí hậu ấm lên dẫn đến nhiều bệnh hơn do ô nhiễm không khí, nhiễm trùng, dị ứng, hoặc do qua nóng.
Năm 2009, Trung Tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) lập chương trình “Bệnh và khí hậu” nhằm theo dõi các thay đổi của khí hậu và tần suất bệnh tăng.
Cụ thể, virus Zika phát triển do muỗi có thể liên quan đến khí hậu ấm hơn, dẫn đến thay đổi độ ẩm và tăng mật độ muỗi. Mặt khác, khí hậu ấm lên khiến tăng mật độ của phấn hoa tăng, dẫn đến các bệnh suyễn và dị ứng nhiều hơn. Các cơn sốc nhiệt cũng tăng gần đây do nhiêt đột tăng cao.
Với những phân tích trên cho thấy tương lai của ngành y đang liên tục thay đổi để cung cấp chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn.
Theo Bác sĩ WYNN HUYNH TRAN (Trung Tâm Y Khoa Wynn Medical Center, Los Angeles, Hoa Kỳ)
Chưa có bình luận.