Thứ Tư, 16/03/2016 | 11:58

Tại sao lại gộp chung vô sinh và căn bệnh ung thư buồng trứng với nhau? đơn giản là vì những người mắc bệnh ung thư buồng trứng hầu như đều mất đi khả năng làm mẹ. Dù còn độc thân, đã lập gia đình hay ngoài trung niên thì các bạn đều có nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này. Vì vậy, bạn hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng chống căn bệnh này ngay hôm nay nhé.

Vô sinh và căn bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng là khi có u ác tính xuất hiện từ buồng trứng. Có nhiều loại ung thư buồng trứng như: ung thư tế bào biểu mô, u tế bào mầm, u mô đệm. Tế bào ung thư buồng trứng có thể tách ra khỏi buồng trúng và lan sang các mô và cơ quan khác trong một quá trình được gọi là “rụng”.

Khi tế bào ung thư buồng trứng rụng xuống sẽ tạo thành những khối u mới lên màng bụng và cơ hoành khiến dịch có thể tích tụ trong ổ bụng. Tế bào ung thư buồng trứng cũng có thể đi vào trong mạch máu và di chuyển tạo thành những khối u mới ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Vô sinh và căn bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng có phải do di truyền?

Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính xác về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân sau:

–      Tiền sử gia đình: Những người có quan hệ gia đình gần với người bị bệnh ung thư buồng trứng như mẹ, con gái, chị hoặc em gái có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác. Đối với những người thân khác của người bệnh như bà, bà, cô, chị em họ cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với mức trung bình

–      Số lượng con: Thực tế cho thấy, những người từng sinh càng nhiều con, càng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng thấp hơn.

–      Độ tuổi: 85% bệnh nhân ung thư buồng trứng là phụ nữ ở độ tuổi ngoài 50. Còn những người đang trong giai đoạn mãn kinh thuộc nhóm nguy cơ cao.

–      Những phụ nữ bị béo phì hoặc những người sử dụng liệu pháp hoóc-môn thay thế cũng như những người bị vô sinh cũng thuộc nhóm nguy cơ cao.

–      Sức khỏe bản thân: Phụ nữ đã bị ung thư vú hoặc đại tràng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những phụ nữ không bị ung thư vú hay ung thư đại tràng.

–      Bột tan: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ sử dụng bột tan (phấn) ở vùng sinh dục trong nhiều năm có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

–      Giảm nguy cơ mắc bệnh: bằng các cách như giảm cân, tập thể dục đều đặn, chế độ ăn hợp lý. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đang xem xét việc sử dụng thuốc kích thích rụng trứng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng

Ở giai đoạn đầu, ung thư buồng trứng rất khó phát hiện vì biểu hiện của nó rất giống với những loại bệnh thông thường khác.

Cách để nhận biết là bạn đang cảm thấy những triệu chứng kéo dài và đang dần xấu đi. Bao gồm:

–      Tăng cân không rõ nguyên nhân

–      Bụng trướng to lên bất thường (có thể có cảm giác buồn nôn)

–      Khó chịu, hoặc đau khắp bụng

–      Đau hoặc khó chịu ở vùng xương chậu hay vùng lưng

–      Thay đổi trong hoạt động bài tiết: tiêu chảy, táo bón, thường xuyên cảm giác buồn đi tiểu.

–      Ra máu âm đạo bất thường.

Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán ung thư buồng trứng trong vòng từ 3 đến 6 tháng kể từ khi người phụ nữ có triệu chứng đầu tiên.

Cách điều trị ung thư buồng trứng

–      Điều trị kết hợp phẫu thuật và điều trị bằng hóa chất. Trường hợp phát hiện sớm, phẫu thuật viên có thể chỉ cắt bỏ buồng trứng và vòi trứng bên có u. Người bệnh vẫn có khả năng mang thai và sinh con. Tuy nhiên trong quá trình dùng hóa chất điều trị có thể gây vô sinh.

–      Phần lớn những phụ nữ trưởng thành bị ung thư buồng trứng cần được phẫu thuật rộng rãi bao gồm cắt bỏ buồng trứng, vòi trứng, tử cung cũng như hạch bạch huyết lân cận và nếp mô mỡ ổ bụng được gọi là mạc nối, nơi ung thư buồng trứng thường lan tới sau đó điều trị bằng hóa chất.

Với bài viết vô sinh và căn bệnh ung thư buồng trứng ở trên đây, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cơ bản về căn bệnh “ung thư buồng trứng”. Khi có bất kể triệu trứng nào bất thường kéo dài và theo chiều hướng xấu đi, hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Chúc bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook