Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phối hợp với Bộ y tế Việt Nam cũng đã đưa ra cảnh bảo và hướng dẫn cách phòng trách virus Zika đối với người dân vì Việt Nam nằm trong vùng lưu hành của muỗi Aedes – loại muỗi có thể lan truyền virus Zika và bệnh sốt xuất huyết.
Theo cảnh báo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), virus Zika, có liên quan đến chứng nhỏ đầu (microcephaly) và các dị tật bẩm sinh ở hàng ngàn trẻ sơ sinh tại Brazil, đang “bùng nổ dữ dội” và có thể lây nhiễm tới 4 triệu người ở khu vực Châu Mỹ. Với việc điều chế vaccine có thể bị kéo dài lên tới 10 năm, mối lo ngại về một đại dịch Zika thực sự khiến nhiều người không dám nghĩ tới.
Hồi cuối tháng 12/2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phối hợp với Bộ y tế Việt Nam cũng đã đưa ra cảnh bảo và hướng dẫn cách phòng trách virus Zika đối với người dân vì Việt Nam nằm trong vùng lưu hành của muỗi Aedes – loại muỗi có thể lan truyền virus Zika và bệnh sốt xuất huyết. Vậy virus Zika có nguồn gốc như thế nào và đặc tính của nó ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Loại virus này được phát lần đầu tiên trong cơ thể của loài khỉ Rhesus vào năm 1947 tại khu rừng Zika của Uganda (từ Zika trong tiếng thổ ngữ Luganda có nghĩa là “quá trướng” – phát triển cúa mức). Lúc đó, những người thám hiểm khu vực này thấy loài khỉ Rhesus có một số dấu hiện lạ như nổi mẩn đỏ trên da. Sau một thời gian tìm hiểu, các nhà khoa học đã xác định Zika thuộc họ virus gây bệnh cực kỳ nguy hiểm Flavivirus – những virus do các loài côn trùng hút máu như muỗi hoặc ve mang và lây truyền giữa các động vật có xương sống. Những căn bệnh nguy hiểm do họ virus này gây ra có thể kể đến như sốt xuất huyết, sốt vàng da và viêm não Nhật Bản.
Cũng giống như những người anh em khác của mình trong họ Flavivirus, Zika là một virus hoàn thiện dưới dạng một khối đa diện 12 mặt, bên trong có một sợi ARN đơn dương, và bộ gen không phân đoạn. Hiện tại, các nhà khoa học đã phát hiện virus Zika có thể chuyển hóa thành dạng kháng nguyên bên trong tế bào bị nhiễm bệnh. Điều này khiến việc tìm ra một loại vaccine đặc chủng đối với nó trở nên khó khăn hơn bao giờ hết và thậm chí các loại kháng sinh liều cao cũng phải chào thua. Những bệnh nhân nhiễm virus Zika thường có biểu hiện sốt, nổi mẩn và một số triệu chứng khác như đau cơ, nhức đầu, đau mắt – tương tự như sốt xuất huyết
Lần đầu tiên giới khoa học ghi nhận triệu chứng đầy đủ của 1 ca mắc Zika là năm 1964, hồ sơ bệnh án đã lưu lại rằng lúc đầu bệnh nhân có biểu hiện đau đầu nhẹ rồi sốt, phát ban và đau lưng. Sau đó khoảng 2 đến 7 ngày, phát ban lan rộng ra toàn cơ thể. Ngoài ra, đối với trẻ sơ sinh thì như đã đề cập ở phía trên Zika còn có thể gây ra triệu chứng đầu bị teo lại, những bà mẹ đang có thai bị nhiễm Zika cũng được dự đoán là có nguy cơ sinh ra những đứa con bị biến dạng đầu và tổn thương não. Hiện nay, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức suy đoán có liên quan chứ chưa có kết luận chính thức về mặt khoa học vì còn có nhiều nguyên nhân khác gây nên hội chứng não nhỏ như nhiễm trùng, nhiễm độc tố trong quá trình mang thai, lỗi gene….
Một điểm khiến các chuyên gia ý tế đau đầu nữa là virus này có thể lan truyền qua đường tình dục từ người này sang người khác. Cụ thể vào năm 2009, nhà sinh học Brian Foy đến từ đại học Colorado (Hoa Kỳ) đã mắc Zika khi đến Senegal để nghiên cứu về muỗi. Sau khi trở về nhà sinh sống, vợ của của Brian cũng có biểu hiện của bệnh Zika và cộng với việc Brian Foy thuật lại rằng ông phát hiện vợ có những vết phát ban lạ sau những lần họ quan hệ thì không ít người đã đặt câu hỏi về cách thức lan truyền này. Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu chính thức nào được công bố liên quan đến vấn đề này.
Với những gì đã trình bày phía trên, virus Zika có vẻ là một thứ gì đó cực kỳ nguy hiểm nhưng thực tế hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có khả năng hồi phục hoàn toàn và chưa ghi nhận trường hợp tử vong do virus Zika. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta có thể lờ nó đi, vì bất kỳ loại virus nào chưa có vaccine đặc chủng và có thể lan truyền một cách rộng rãi thì vẫn là một mối nguy tiềm ẩn với con người.
Tổng hợp
Nguồn: GenK
Chưa có bình luận.