Thứ Tư, 17/02/2016 | 11:09

Alphabet, công ty mẹ của Google đã vượt mặt Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới, cho dù việc này chẳng kéo dài được bao lâu.

Hầu như trong năm năm qua, Apple là công ty có giá trị lớn nhất thế giới, cùng với gã khổng lồ dầu khí ExxonMobil đứng ngay phía sau và những công ty khác thì còn cách rất xa. Nhưng gần đây, tăng trưởng lợi nhuận của Apple đã chậm lại, trong khi Alphabet – hầu như ai cũng biết đó là Google – đã cho thấy sự tăng trưởng lợi nhuận liên tục. Và kết quả: Alphabet đã vượt mặt Apple vào đầu tháng 2 này và trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Vì sao người ta tin tưởng giá trị của Google hơn là Apple?

Nhưng nó chẳng kéo dài, khi Apple lấy lại ngôi đầu ngay buổi sáng ngày hôm sau. Giờ đây hai công ty này về cơ bản là có giá trị ngang nhau – khoảng 500 tỉ USD.

Điều đáng chú ý về việc này là lợi nhuận từ kinh doanh năm 2015 của Apple là 71 tỉ USD, nhiều hơn gấp ba lần lợi nhuận kinh doanh của Google – 20 tỉ USD. Vì vậy bạn có thể cho rằng giá trị thị trường của Apple sẽ cao hơn của Google. Nhưng việc Phố Wall vốn đang đánh giá họ tương đương nhau cho thấy dấu hiệu thị trường sẽ lạc quan hơn nhiều về triển vọng tăng trưởng của Google. Các nhà đầu tư hy vọng lợi nhuận của Google sẽ tiếp tục tăng lên, trong khi Phố Wall nghĩ rằng lợi nhuận khổng lồ từ iPhone của Apple sẽ chẳng có hướng nào khác ngoài đi xuống cả.

Google kiếm tiền chủ yếu từ quảng cáo

Google làm việc theo cách khác hẳn. Họ có một trình duyệt Chrome, một hệ điều hành smartphone Android, và rất nhiều thể loại dịch vụ trực tuyến như là Google Maps, Gmail, và Google Docs. Công ty mẹ của Google, Alphabet, thì đang nghiên cứu xe tự lái, mạng băng thông rộng siêu tốc tại nhiều thành phố, và còn hàng loạt những thứ khác nữa.

Nhưng doanh thu áp đảo của Google lại đến từ một thứ: quảng cáo.

Quảng cáo chiếm khoảng 90% tổng doanh thu của Google, và trong đó 3/4 đến từ quảng cáo trên những trang web của chính Google – một lượng lớn đến từ công cụ tìm kiếm hàng đầu của Google. Một phần tư còn lại đến từ hệ thống quảng cáo của Google, bán quảng cáo xuất hiện trên những trang web khác.

Một số sản phẩm cấp cao của Google không trực tiếp hỗ trợ quảng cáo, nhưng hầu hết chúng đều gián tiếp hỗ trợ việc quảng cáo của Google – và đặc biệt là công cụ tìm kiếm đầu bảng của họ. Lấy ví dụ, việc tạo ra Android và đưa nó cho các công ty smartphone sẽ giúp đảm bảo rằng công cụ tìm kiếm và các dịch vụ trực truyến khác của Google có thể giữ được sự phổ biến với người dùng di động. Tương tự, sở hữu trình duyệt web hàng đầu, Chrome, giúp cho Google hướng người dùng tới công cụ tìm kiếm của họ.

Điều này đáng giá rất nhiều tiền: Google đã trả Apple 1 tỉ USD vào năm 2014 để đảm bảo Google là công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone. Và tới năm 2014, Google đã trả hàng trăm triệu USD mỗi năm để đảm bảo Google sẽ là công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Firefox (mới đây, Yahoo đã trả cao hơn Google để trở thành mặc định).

Công việc quảng cáo vẫn tiếp tục sinh lời cho Google:

Vì sao người ta tin tưởng giá trị của Google hơn là Apple?

Doanh thu từ quảng cáo của Google, tỉ USD.

Tiền của Apple chủ yếu đến từ iPhones

Vì sao người ta tin tưởng giá trị của Google hơn là Apple?

Trong khi Google kiếm tiền chủ yếu từ quảng cáo, tiền Apple làm ra hầu như đều đến từ việc bán iPhone. iPhone sinh lợi hơn rất nhiều so với bất kì sản phẩm nào khác của Apple. Apple đã bán 231 triệu iPhone vào năm 2015, tạo ra 154 tỉ USD doanh thu. Trong quý gần nhất, doanh thu từ iPhone của Apple cao gấp đôi so với tất cả các sản phẩm khác – iPad, Mac, Apple Watch, và nhiều thứ nữa – gộp lại.

Giống như Google, Apple đã thấy doanh thu của mình tăng vọt trong vài năm qua khi iPhone ngày càng phổ biến. Nhưng không như Google, có vẻ như Apple đã thấy một sự chậm lại trong tăng trưởng chóng mặt của mình trước đây. Trong những quý gần đây nhất, doanh thu của Apple chỉ tăng lên 2 phần trăm so với những năm trước.

Dường như việc iPhone đã tới rất gần với việc bão hòa thị trường của chính nó. Apple thống thị thị trường smartphone cao cấp nên gần như tất cả những người trên thế giới có thể mua được một chiếc iPhone đều đã có một cái rồi. Apple sẽ tiếp tục bán ra hàng chục triệu iPhone mỗi quý từ việc nâng cấp của những khách hàng vốn có, đương nhiên là vậy. Nhưng lượng bán ra iPhone trong quý gần đây nhất của Apple gần như giống hệt với lượng bán ra một năm trước đó. Điều này gợi ý rằng sẽ chẳng còn khoảng trống để lượng iPhone bán ra tăng trưởng.

Để tiếp tục tăng trưởng, thì Apple cần phải đưa ra được một cú hit lớn tiếp theo. Và họ đã chẳng thể làm được. iPad vẫn rất phổ biến, nhưng còn lâu mới được như iPhone, và lượng bán ra thì đang đi xuống. Apple Watch dường như là một sản phẩm khá thành công, nhưng, nó cũng chẳng thể được như iPhone.

Phố Wall lạc quan hơn với sự tăng trưởng của Google so với Apple

Vì sao người ta tin tưởng giá trị của Google hơn là Apple?

Tim Cook

Đương nhiên, Apple vẫn có thể khiến ta trầm trồ lần nữa. Công ty này có một đội ngũ nhân viên tài năng và mười tỉ USD để đầu tư vào sản phẩm mới.

Nhưng giá trị cổ phiếu của Apple cho thấy Phố Wall, ít nhất, không hề lạc quan về cơ hội Apple có thể đưa ra những thứ gì mới mẻ có thể thành công được như iPhone. Số liệu quan trong để nhìn vào là tỉ lệ giá/thu nhập (price-to-earnings ratio) – là tỉ giá cổ phiếu của công ty chia cho lợi tức hàng năm của họ.

Nếu tỉ lệ này cao, điều đó nghĩa là Phố Wall đang có hy vọng rất cao về việc lợi nhuận sẽ tăng lên theo thời gian. Tỉ lệ thấp báo hiệu rằng Phố Wall cho rằng lợi nhuận sẽ chững lại hay thậm chí đi xuống trong lương lai.

Các công ty công nghệ phát triển nhanh chóng sẽ có giá cổ phiếu vào khoảng gấp 20, 50, hay thậm chí 100 lần lợi tức của họ. Tỉ lệ P/E của Google, lấy ví dụ, là khoảng 35.

Ngược lại, tỉ lệ P/E của Apple chỉ khoảng 10. Nghĩa là Phố Wall đang đánh giá Apple như một công ty nhàm chán – vẫn mang lại lợi nhuận cao, nhưng có rất ít triển vọng phát triển trong tương lai.

Người sáng lập đầy cá tính của Apple đã ra đi, Google thì vẫn còn đó

Vì sao người ta tin tưởng giá trị của Google hơn là Apple?

Larry Page

Có rất nhiều các công ty công nghệ tạo ra được một cú hit lớn rồi ngừng phát triển khi sản phẩm đó trưởng thành. Yahoo, Twitter, và eBay đều là những ví dụ cho các công ty dường như chẳng thể đột phá.

Điều khiến cho Apple và Google đáng chú ý là họ có thể tiếp bước những cú hít đầu tiên – PC thời kỳ đầu trong trường hợp của Apple, và công cụ tìm kiếm của Google – với rất nhiều các sản phẩm thành công. Apple có iPod, iPad, và iPhone. Google có Gmail, Google Maps, Android, Chrome và nhiều hơn thế.

Sẽ rất khó để nói vì chính xác vì sao một vài công ty tiếp tục phát triển mạnh trong khi những công ty khác hóa ra chỉ là những “one-hit wonder”, nhưng có một xu hướng phổ biến có lẽ là các công ty thành công nhất đều vẫn còn đó những người thành lập cuốn hút để nâng đỡ họ. Apple đã khó khăn trong giai đoạn Steve Jobs vắng mặt từ 1985 tới 1997, và sau đó tận hưởng sự hồi sinh tuyệt vời từ năm 1997 cho tới cái chết của Jobs vào năm 2011. Google vẫn dưới quyền kiểm soát của những người sáng lập, Larry Page và Sergey Brin, từ khi khởi đầu.

Founder có được sự kính trọng vượt mức so với những người được thuê khác. Bởi họ đã ở đó từ thuở sơ khai, người sáng lập có quan hệ với tất cả mọi người trên toàn thế giới.

Điều này đặc biệt quan trong khi công ty cần làm ra một thay đổi lớn. Nhân viên tại các công ty từng-tuyệt vời-nhưng-giờ-khó khăn đều có xu hướng hoài niệm lại những ngày đầu của công ty và chẳng hề muốn thay đổi. Trong thời khắc đó, không ai có uy tín hơn những người sáng lập để đưa những sự quan tâm này vào quan điểm và khiến cho họ hiểu rằng công ty cần thay đổi nếu như muốn tồn tại.

Uy tín của người sáng lập khiến cho họ có nhiều cơ hội để đánh cược hơn. Những CEO bình thường sẽ phải phục vụ hội đồng quản trị, nên họ sẽ luôn phải nghĩ tới chuyện mất việc nếu như mình đi quá xa. Người sáng lập thường sẽ an toàn hơn, khiến cho họ có thể đặt những ván bài lớn hơn và thúc đẩy những thay đổi cần thiết.

Apple, đương nhiên, đã mất đi người sáng lập với tầm nhìn đầy chiến lược vì ung thư vào năm 2011. Giờ được điều hành bởi Tim Cook, một người chỉ có thể quản lí nhưng dường như không có được tầm nhìn của Jobs. Trước khi Jobs mất, Cook chỉ tập trung vào quản lí hoạt động của Apple, chứ không phải tạo ra sản phẩm mới. Trong khi Alphabet, vẫn đang được điều hành bởi đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin. Họ đã đặt cược rất nhiều vào mọi thứ từ Android cho tới xe tự lái. Một vài cú cá cược đó đã thất bại, những cũng có những thứ trở nên thành công.

Đó có thể chính là một lí do vì sao Phố Wall tin tưởng Alphabet nhưng lại thận trọng với Apple. iPhone là một sản phẩm tuyệt vời, nhưng có rất ít lí do để nghĩ rằng Cook có thể tạo ra nhiều sản phẩm như vậy nữa. Mặt khác, thị trường dường như hy vọng rằng Page và Brin mới chỉ đang khởi đầu mà thôi.

Theo VOX.

Nguồn: GenK

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook