Thứ Ba, 17/11/2015 | 11:06

Giấm ăn có vị chua là do quá trình acetyl hóa rượu etylic thành acid acetic dưới tác dụng của enzym ôxy hóa của một chủng vi khuẩn đặc biệt. Nó là một gia vị trong ăn uống không gây hại cho cơ thể, trừ một số người uống giấm với ý đồ giảm béo, gây rối loạn sự thăng bằng kiềm toan của cơ thể thì có hại.

Giấm ăn có vị chua là do quá trình acetyl hóa rượu etylic thành acid acetic dưới tác dụng của enzym ôxy hóa của một chủng vi khuẩn đặc biệt. Nó là một gia vị trong ăn uống không gây hại cho cơ thể, trừ một số người uống giấm với ý đồ giảm béo, gây rối loạn sự thăng bằng kiềm toan của cơ thể thì có hại. Những người bệnh viêm, loét dạ dày – hành tá tràng cần kiêng ăn giấm. Một số trường hợp dùng thuốc dưới đây cần hạn chế ăn giấm:

Khi uống những loại thuốc có tính kiềm như: natri bicarbonat, calci carbonat… nếu ăn giấm sẽ xảy ra phản ứng trung hòa acid – base nên làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc.

Khi đang dùng thuốc quinin (điều trị bệnh sốt rét) cũng không nên ăn giấm: Thuốc này được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và đoạn đầu của ruột non – nơi có độ pH cao, nếu uống quinin lại ăn nhiều giấm, ở môi trường chua tốc độ hấp thu quinin qua màng ruột bị giảm, hạn chế tác dụng của thuốc.

Cũng không được ăn giấm khi uống những thuốc loại sulfanilamid, vì những thuốc loại này trong điều kiện acid sẽ khó tan, có thể hình thành các tinh thể sulfanilamid trong đường niệu sinh ra bí tiểu tiện hoặc đi tiểu ra máu.

Khi uống các thuốc kháng sinh penicillin, erytromycin cũng không nên ăn giấm vì trong môi trường acid các thuốc này bị giảm tác dụng kháng khuẩn.

BS. Vũ Hướng Văn

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook