Thứ Hai, 28/03/2016 | 12:31

Ám ảnh về ung thu vú chỉ là tâm lý

Đối với chị em phụ nữ, ung thư vú (UTV) vẫn được xem là “án tử hình” đáng sợ. Nhưng thực tế không phải vậy.

Nhìn từ góc độ địa lý

Tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú dao động lớn theo vị trí địa lý:

– Phụ nữ Hoa Kỳ và Bắc Âu có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.

– Phụ nữ Nam Âu, Tây Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ mắc bệnh ở mức trung bình

– Thấp nhất là phụ nữ châu Á.

– Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh ở miền Nam thấp hơn miền Bắc.

Đan Mạch là một trong những nước tiêu thụ lượng mỡ động vật cao nhất, tỷ lệ tử vong do ung thư vú chiếm khoảng 27/100.000 người. Nhật Bản, Thái Lan tiêu thụ lượng mỡ động vật thấp nhất thì tỷ lệ tử vong do ung thư vú chỉ chiếm khoảng 5/100.000 phụ nữ. Vị trí địa lý đã nảy sinh sự khác biệt về dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt. Trung tâm Ung thư Fox Chase (Trung Quốc) đã nghiên cứu chế độ ăn của 1.500 phụ nữ Trung Quốc. Những ai có chế độ ăn ngọt và nhiều thịt thì sẽ tăng gấp đôi khả năng bị bệnh so với phụ nữ ăn nhiều rau. Trung tâm này đã kết luận, phụ nữ châu Á ăn theo chế độ phương Tây có nhiều thịt, bánh mì trắng, sữa, thịt sẽ có nguy cơ UTV cao hơn.

Ung thư vú có thực sự đáng sợ không
Ung thư vú có thực sự đáng sợ không

Tỷ lệ mắc bệnh trong khu vực châu Á đang tăng “chóng mặt”, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nhanh như: Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc… Đó là do ảnh hưởng của chế độ ăn uống theo kiểu “phương Tây”.

Một nghiên cứu về chế độ ăn của phụ nữ Nhật Bản cũng cho thấy họ ăn nhiều đậu nành, rau xanh truyền thống nên có ít người mắc ung thư vú nhất. Tuy nhiên, đời sống công nghiệp đi liền với chế độ ăn phương Tây, nạn béo phì gia tăng thì tỉ lệ mắc ung thư vú cũng đăng tăng ở đất nước này.

Ung thư vú ở nhóm người uống rượu mắc cao hơn từ 2-3 lần. Uống rượu quá nhiều làm trở ngại chuyển hóa việc estrogen tại gan làm tăng nồng độ của chúng trong máu từ đó làm tăng nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ phương Tây hút thuốc và uống rượu nhiều hơn châu Á nên tỉ lệ mắc bệnh cũng lớn hơn.

Đừng hoảng sợ do di truyền

Ung thư vú có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh: Di truyền, rượu bia, tuổi có kinh sớm và mãn kinh muộn, dùng nội tiết hỗ trợ tình dục sau mãn kinh, sinh con muộn hoặc không sinh con, sản phẩm công nghiệp không an toàn (thực phẩm, mỹ phẩm…).

Yếu tố di truyền từ trước đến nay vẫn là nỗi lo lắng với nhiều chị em khi tiền sử gia đình có người mắc bệnh (mẹ, dì, chị, em gái). Tuy nhiên tỉ lệ này chỉ nằm trong khoảng 5-10%. Do đó, bạn đừng quá hoảng hốt khi tiền sử gia đình có người bị bệnh.

Chữa khỏi hoàn toàn

Một thời gian dài, nghe đến ung thư thì tất cả đều nghĩ đến cái “án tử hình” rất gần. Mọi người hiểu lầm rằng căn bệnh này không chữa được và hễ đụng dao kéo là khối u sẽ phát triển xấu hơn. Khoa học đã chứng minh bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Báo cáo của tổ chức Ung thư Thế giới (IARC) cho hay tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn giai đoạn sớm là 100%, giai đoạn 1 là 90%, giai đoạn 2 là 80%, giai đoạn 3 là 65%, giai đoạn 4 là 25%. Ở giai đoạn sớm chỉ cần cắt bỏ tế bào ác và tế bào lành xung quanh, bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn. Bệnh này chỉ đáng sợ khi chúng ta phát hiện muộn, những ca chết vì ung thư đều do phát hiện bệnh muộn.

Muốn phát hiện sớm, chị em có thể thường xuyên kiểm tra để nhận biết các dấu hiệu khả nghi như: có cục nhỏ, hình dáng vú thay đổi, núm vú thụt vào, tiết dịch đầu núm vú, da vùng vú đổi màu đậm hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ là không phải cứ có khối u nào thì đều là ung thư và cũng không phải thấy đau mới cho nó là ung thư. Khi có một, hai dấu hiệu trên, chị em nên khám sớm

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Những điều cần biết về ung thư vú và khả năng có con ở phụ nữ trẻ

+ Thực hư nâng ngực gây ung thư vú

+ 7 dấu hiệu nhận biết sớm ung thư vú tại nhà

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook