Mocphin uống:
Các thuốc giảm đau có thuốc phiện cần được dùng dưới dạng hợp lý. Dạng uống là tốt nhất vì nó tránh được những bất tiện do tiêm trích. Uống còn đảm bảo cho người bệnh tính chủ động do không phải cần đến người thứ ba mỗi khi cần dùng đến liều tiếp theo.
Mocphin có thể được dùng dưới dạng dung dịch nước đơn giản như Sulfat mocphin (hoặc clohydrat mocphin) với những đậm độ khác nhau (ví dụ l-20mg sunfat mocphin trong 1ml). Việc bảo quản vô trùng là cần thiết, đặc biệt ở khí hậu nóng. Vị thuốc đắng và để đỡ đắng, một số bệnh nhân thích uống cùng với một thứ đồ uống. Dung dịch cần giữ trong chai thủy tinh mờ, giữ ở nơi mát, không để lộ ra nắng mặt trời. Mocphin cũng có thể được pha chế dưới dạng sirô.
Viên Mocphin chậm cũng thấy có ở một số nước với hàm lượng 10 – 100 mg. Hàm lượng thông thường nhất là 30mmg. Số lần dùng giới hạn từ 8 – 12 giờ/lần dùng giới hạn tư 8-12 giờ 1 lần. Chọn lựa liều ban đầu nhìn chung khó hơn so với các dạng khác và tác dụng phụ do tích lũy cũng thường gặp hơn.
Liều giảm đau hiệu quả của mocphin thay đổi rất lớn từ 5mgỊ đến hơn 200mg. Đổi với đa số bệnh nhân đau được giảm đi ở liều 5-30mg, cứ 4 giờ 1 lần. Song việc định liều thay đổi rất xa nhau từ bệnh nhân này sang bệnh nhân kia, do có một sự chênh lệch rất lớn về khả năng hấp thụ sinh học qua đường miệng (Biodisponibilité orale). Liều đúng mức là liều mang lại được hiệu quà. Thuốc cần phải dùng theo giờ nhất định chứ không phải là chỉ dùng khi bệnh nhân kêu đau. Sử dụng mocphin buộc phải theo cường độ của cái đau chứ không phải là theo tiên lượng ngắn ngủi của người bệnh.
Hướng dẫn bệnh nhân.
Cần nhấn mạnh đến sự cần thiết phải dùng đều đặn 4 giờ 1 lần. Lần đầu tiên và lần cuối cùng được “đóng neo” vào giờ tỉnh dạy và giờ đi nghỉ của bệnh nhân. Trong ngày, nếu cần thiết cho bổ sung, nhìn chung tốt nhất cho vào 10 giờ, 14 và 18 giờ. Với sơ đồ này, người ta đạt được sự cân bằng tốt nhất có thể giữa độ dài thời gian về tác dụng của thuốc tới mức độ nghiêm trọng do tác dụng phụ gây nên. Tốt nhất là viết đầy đủ liều thuốc cần dừng cho bản thân bệnh nhân và gia đình bao gồm tên thuốc, lý do dùng thuốc (ví dụ “để chống đau” “để chữa đường ruột”…) liều dùng (bằng ml, số lượng viên) và số lần dùng trong 1 ngày. Cần báo trước cho bệnh nhân biết rõ những tác dụng phụ sớm có thể xảy ra.
Lựa chọn liều ban đầu (xem bảng các thuốc giảm đau có thuốc phiện mạnh dùng để uống và đặt dưới lưỡi). Lựa chọn liều ban đầu của sunfat mocphin phụ thuộc chủ yếu vào các thuốc mà bệnh nhân đã dùng trước đó. Đổi với những người đã dùng một loại thuốc có thuốc phiện nhẹ (ví dụ codein hoặc dextropropoxyphen), liều ban đầu có thể đủ, mặc dầu nhiều người đòi hỏi 10mg và có khi hơn.
Nếu bệnh nhân quá buồn ngủ sau liều đầu tiên, nhưng không thấy đau nữa thì liều dùng lần 2 cần giảm đi 50%. Nếu sau 24 giờ, đau giảm không đầy đủ thì liều khởi đầu phải được tăng lên 50%, nhưng đồng thời liều thuổc này cùng có thể phải cho nhiều lần hơn là cứ 4 giờ một lần để tránh đau thái quá.
Bảng các thuốc giảm đau có thuốc phiện mạnh dùng để uống và đặt dưới lưỡi
Thuốc | Liều thông thường | Ban đầu |
Mocphin | 5 – 10mg | |
Methadon | 5 – 10mg | Đường uống |
Pethidin | 50 -100mg | |
Bupremocphin | 0,2 – 0,4mg | Đặt dưới lưỡi |
Nếu có thể được, bệnh nhân phải được thầy thuốc khám lại sau 24 giờ và 72 giờ, nếu đau chưa đủ giảm hoặc thuốc gây ra những tác dụng phụ nặng nề mà bệnh nhân không dung nạp nổi, cần thử cho một loại thuốc có thuốc phiện nặng khác. Đôi khi bệnh nhân bị đau bởi một loại đau không đáp ứng với các thuốc có thuốc phiện, trong trường hợp đó thì cần phải đề cập đến việc sử dụng các biện pháp không dùng thuốc, nếu như có thể được (ví dụ như phong bế thần kinh). Đôi khi đau lại do bởi một tập hợp những yếu tố tâm lý mạnh gây nên thì có thể là cổ chỉ định cho một loại thuổc tiêu sầu (anxiolytique) hay một loại thuổc chống trầm uất (Antidépresseur). Nếu không còn một hình thức điều trị nào lại có thể làm giảm nhẹ được nỗi đau thì thầy thuổc cần phải tự hỏi và tìm hiểu xem là còn có những yếu tố nào khác nữa để có thể cắt nghĩa được tại sao bệnh nhân lại than phiền.
Thuốc cho trong đêm hoặc vào lúc đi ngủ phải cần với liệu cao để giữ được một tỷ lệ thuốc trong huyết tương có đủ hiệu lực. Bằng tăng 50% hay 100% liều vào lúc đi ngủ rất nhiều bệnh nhân không cần phải uống liều bổ sung vào lúc giữa đêm.
Với những bệnh nhân có nhu cầu từ 60mg mocphin hoặc hơn thì nhìn chung cần phải uống một liều vào lúc nửa đêm đế tránh cái đau không làm thức giấc vào phần cuối nửa đêm.
Điều trị các tác dụng phụ
Buồn nôn:
Nếu bệnh nhân có cảm giác buồn nôn lúc mới điều trị, cần cho thêm thuốc chống nôn như prodoperazin (5-10mg, cứ 8 giờ 1 lần, nếu cần thì 4 giờ 1 lần). Haloperidol (l-2mg/ngày) là thuốc thay thế có hiệu quà.
Nếu bệnh nhân nôn, phải dùng thuốc chống nôn bằng đường tiêm bắp có thể trong 2 ngày. Nếu bệnh nhân không buồn nôn nói chung vẫn nên dùng thuốc chống nôn trong 4 ngày, để phòng ngừa hoặc theo yêu cầu, để tránh buồn nôn và nôn mửa vào lúc bắt đầu điều trị.
Buồn ngủ:
Thông báo cho bệnh nhân biết cảm giác buồn ngủ có thể gặp lúc đầu, nhưng nhấn mạnh rằng sau 3 – 5 ngày dùng thuốc sẻ hết buồn ngủ.
Lẫn lộn:
Thông báo cho bệnh nhân biết, cảm giác lơ mơ lẫn lộn đôi lúc gặp trong những ngày đầu, cần kiên trì sẽ qua. Chóng mặt, bồn chồn, cũng cần thông báo như 2 trường hợp trên.
Táo bón:
Hầu hết các bệnh nhân bị táo bón trừ khi có mở thông ruột, hoặc cò chứng mỡ phân. Khi bắt đầu cho mocphin nên cho thuốc nhuận tràng, nên dùng buổi tổi. Các biện pháp tiết chế nên áp dụng. Đôi khi điều trị táo bón khó hơn điều trị đau.
Trên phần lớn các bệnh nhân dùng đều đặn cây phan tả diệp (sené) sẽ tránh được táo bón. Cũng như là mocphin, liều cần cho đúng, sẽ đạt được kết quả mỹ mãn. Nhìn chung liều ban đầu cho 2 viên trước khi ngủ, sau đó cứ 2 viên, 2 đến 3 lần một ngày khi cần có thể tăng hơn. Một số bệnh nhân có nhu cầu thêm thuốc nhuận tràng khác hoặc muốn thay thế thuốc nhuận tràng. Khi bệnh nhân bị táo bón nặng do dùng thuốc phiện lần đầu… cần dùng thuốc đạn đặt hậu môn hoặc thụt tháo phân.
Không chịu mocphin.
Có một sổ ít bệnh nhân nôn mửa nặng không nén được do chậm tiêu ở dạ dày. Một số bệnh nhân có biểu hiện bâng khuâng kéo dài và rõ rệt. Hiếm khi một bệnh nhân có những triệu chứng tâm thần hoặc những triệu chứng liên quan tới việc giải phóng histamin (ngứa, co thắt phế quản)… Trong trường hợp này cần dùng những thuốc phiện mạnh thay thế (xem bàng 5).
Ung thư: Cách dùng thuốc giảm đau có thuốc phiện mạnh và điều trị tác dụng phụ của thuốc
Bài liên quan: Ung thư: Cách dùng thuốc giảm đau có thuốc phiện nhẹ, thuốc phiện mạnh
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.