Vụ nổ nhà máy hạt nhân tại Fukushima đã khép lại, nỗi đau cũng dần lắng xuống, tuy nhiên mới gần đây một trường hợp mắc bệnh ung thư do nhiễm bức xạ tại nhà máy điện hạt nhân này đã được ghi lại, đây có phải là hồi chuông báo động cho hàng chục ngàn người đang lao động tại nhà máy này? Liệu họ có được an toàn?
Bốn năm trước, thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima Daiichi xảy ra gây rúng động cả thế giới, hơn 44,000 công nhân đã được di tản khẩn cấp khỏi khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, theo thông tin mới công bố gần đây, một trường hợp mắc ung thư đã được xác định là có liên quan đến nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Liệu thông tin này có phải là sự thật?
Công nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima với thiết bị bảo hộ tối ưu nhất.
Tờ WashingtonPost đã đưa tin, Bộ Y Tế, Lao Động và Phúc Lợi Nhật Bản đã thông cáo rằng trường hợp ung thư do nhiễm phóng xạ đã được xác định là mắc phải căn bệnh ung thư máu và bạch cầu. Thông tin ban đầu được đưa ra, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh hiểm nghèo này chính là do bức xạ từ nhà máy Fukushima nơi người đàn ông này đang làm việc. Được biết, anh ấy đang hoàn tất hồ sơ để đưa vụ việc này ra tòa.
Theo báo Nhật Bản đưa tin, người đàn ông cho biết anh ấy đã công tác tại lò phản ứng số 3 và số 4 cùng với 41 người khác trong suốt hai năm từ 2012 đến 2013. Đến năm 2014, người đàn ông này bị chuẩn đoán mắc bệnh bạch cầu nguyên bào Lympho cấp tính,một loại ung thư của tế bào bạch cầu (tế bào máu trắng)
Công ty điện lực Tokyo ( Tepco), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, luôn được đánh giá rất cao vì nỗ lực không ngừng trong việc bảo vệ người lao động khỏi tác động của bức xạ, công ty hàng tháng vẫn cung cấp đầy đủ thông tin và số liệu cho Bộ Y tế Nhật Bản , đảm bảo môi trường làm việc tuyệt đối an toàn cho người lao động. Giới hạn liều bức xạ cho phép được biết là 1,71 mSv, nhưng theo thông số của Tepco đưa ra trong tháng 8, liều bức xạ trong nhà máy hạt nhân của công ty chỉ xấp xỉ mức 0,31 mSv.
Asahi Shimbun cho hay, người đàn ông bị chẩn đoán nhiễm ung thư do tiếp xúc với nguồn bức xạ cao tới 16 mSv. Nhưng cần phải lưu ý rằng, người này không phải là công nhân trực tiếp công tác trong nhà máy mà là một chủ đầu tư. Theo báo cáo, thường thì các chủ đầu tư sẽ phải tiếp xúc với nguồn bức xạ mạnh hơn nhiều so với công nhân.
Tham khảo Gizmodo
Nguồn: genk.vn
Chưa có bình luận.