Thứ Sáu, 18/12/2015 | 18:43

Tại Trung Quốc, người dân phải sử dụng tới những bình chứa không khí sạch và cả những khẩu đại bác cỡ lớn để lọc bỏ bụi bẩn.

Trung Quốc đã phải nâng lên mức báo động đỏ về ô nhiễm môi trường, cho thấy một vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà quốc gia này đang phải đối mặt. Chính phủ Trung Quốc cũng đã hứa sẽ có những biện pháp khắc phục tình trạng này trong những năm tới. Trong khi đó người dân đang phải sống với những chiếc khẩu trang và bình chứa không khí sạch.

Để có thể tạm thời khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề này, một số người dân đã nảy ra ý kiến sử dụng những khẩu súng đại bác phun sương khổng lồ. Những khẩu súng này được sản xuất bởi Hunan Jiujiu Mining Safety Equipment, với mục đích để làm sạch bụi bẩn trong không khí, giúp làm giảm nguy cơ ung thư phổi và các vấn đề hô hấp.

Trung Quốc sử dụng súng đại bác cỡ lớn để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí

Các khẩu đại bác này sẽ nén nước thành dạng sương và phun vào không khí nhờ một động cơ cánh quạt. Khi tiếp xúc với các hạt cát và bụi, các hạt chất lỏng sẽ bám vào và kéo các bụi bẩn này xuống mặt đất. Các hạt chất lỏng này có kích thước khoảng 10 Micromet, do đó nó không thể loại bỏ hoàn toàn các các chất ô nhiễm trong không khí nhưng phần nào cũng giúp loại bỏ bụi bẩn và làm sạch.

Những khẩu súng này có thể gắn phía sau một chiếc xe tải và làm sạch không khí ở khắp mọi nơi mà nó đi qua. Phiên bản cỡ lớn này có giá khoảng 600.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 92.700 USD). Còn phiên bản cỡ nhỏ có giá khoảng 80.000 nhân dân tệ (tương đương 12.400 USD).

Trung Quốc sử dụng súng đại bác cỡ lớn để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí

Súng canon làm sạch không khí tại Trung Quốc.

Các nhà chức trách tỉnh Hồ Nam đã đặt 5 khẩu súng canon này để kiểm soát tình trạng bụi bẩn tại các nhà máy sản xuất và công trường thi công. Công ty sản xuất cho biết, mỗi khẩu pháo có thể phun sương trên một diện tích rộng 100 mét và cao khoảng 60 mét. Tính di động của nó là rất cao, do đó nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giao thông trong các thành phố.

Tham khảo: sciencealert

Nguồn: GenK

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook