Thứ Sáu, 03/06/2016 | 18:00

Tâm bệnh là bệnh do rối loạn chức năng não. Nó có những biểu hiện bên ngoài khá giống với bệnh điên, nhưng hoàn toàn không đáng sợ như vậy.

Gần đầy, bà Trần Thị Chi thường cáu gắt con cái, than phiền mệt mỏi. Sau khi chồng mất, bà hay âm thầm khóc, ít trò chuyện, để ý đến ai. Mới đầu, con cái nghĩ do bà thương nhớ ông. Nhưng rồi thấy tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, đôi khi thấy bà như còn nói chuyện với bóng tàng hình nào đó, thường xuyên khép cửa ngồi một mình, hoặc là la hét vô cớ, chúng quyết định đưa bà đi khám bác sĩ.

Bà Chi phản đối ra mặt: “Có gì mà phải khám, bệnh già, đến bác sĩ cũng thế thôi”. Lần lữa mãi, khuyên nhủ có, dỗ dành có, ép buộc có, cuối cùng bà Chi mới chịu theo con đến bệnh viện. Sau khi khám, bác sĩ chẩn đoán bà bị tâm bệnh, nhưng rất may mới ở mức độ nhẹ.

Tâm bệnh không phải là điên

Ảnh minh họa

Tâm bệnh là gì?

Đó là bệnh là bệnh tâm lý hoặc các rối loạn về chức năng của não bộ, gây ra những thay đổi về suy nghĩ, nhận biết, tâm trạng, tính tình, hành vi. Tâm bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Nhưng có thể khác nhau về yếu tố gây bệnh, và mức độ nhận biết bệnh. Tâm bệnh ở người già thường có nguyên nhân từ suy yếu trí tuệ, thay đổi tính nết do mệt mỏi, tuổi tác và chủ quan không đến bác sĩ. Môi trường sống quá cô đơn, vùi sâu trong suy nghĩ, hoài niệm cũng dễ dẫn đến bệnh.

Theo y khoa, tâm bệnh có tên là “Bệnh Tâm thần” và cũng vì những biển hiện bên ngoài của nó khá rõ rệt và khác thường, nên tâm bệnh dễ bị hiểu nhầm với bệnh thần kinh. Không ít người già và người thân khi gặp tâm bệnh lại nghĩ đó là bệnh điên, nên xấu hổ, ngại nói bác sĩ, ngại mọi người biết. Bệnh thần kinh là tổn hại thực thể thần kinh, còn tâm bệnh đa số là do rối loạn chức năng não. Trong khi điều trị bệnh thần kinh phức tạp hơn nhiều, thì điều trị tâm bệnh lại có rất nhiều tiên lượng khả quan.

Trong điều trị tâm bệnh, vai trò của bác sĩ tâm lý, người thân còn quan trọng, có tác dụng hơn cả dược phẩm. Để hạn chế bệnh này, người già chủ động tạo cho mình cuộc sống tích cực, hăng hái tham gia các sinh hoạt tập thể, loại bớt những hoài niệm, suy nghĩ lạc quan (đừng bao giờ cho mình là đã già, bỏ đi, vô dụng)…

Dấu hiệu của tâm bệnh

– Hay buồn phiền, ít nói cười, khóc thầm.

– Tính tình bỗng thay đổi đột ngột, các hành vi không giống như thói quen, dễ cáu gắt, giảm quan tâm đến người khác.

– Ngủ nhiều, hoặc mất ngủ, kèm theo là tăng cân hoặc giảm cân thất thường.

– Dáng đi thì chậm chạp, nói nhát gừng. Hay nằm mệt, ngồi yên, ít giao tiếp.

– Có biểu hiện hoang tưởng, ảo giác âm thanh, hay nghĩ tới ma chay, chết chóc, tự hủy hoại thân xác.

Bình Nguyên

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook