Thứ Bảy, 19/09/2015 | 03:39

Nghiên cứu được tiến hành trong 23 năm tại 108 quốc gia, các nhà khoa học thuộc Viện Hệ thống các chỉ số và đánh giá về sức khỏe của Mỹ (Health Metrics and Evaluation-HME) đã tìm ra nguyên nhân phổ biến nhất khiến con người chết sớm.

Ảnh minh họa

Tạp chí The Independent, trích dẫn ý kiến của các nhà khoa học Mỹ từ HME, cho biết nguyên nhân phổ biến nhất chính là việc ăn uống không lành mạnh. Cách ăn này là ăn ít hoa quả, ít rau, ít các loại hạt trong khi lại sử dụng nhiều thịt đỏ, muối và các đồ uống ngọt không cồn khác.

Việc ăn uống không lành mạnh gây ra nhiều tác động tiêu cực lên hệ cơ quan trong cơ thể con người hơn so với việc sử dụng đồ uống có cồn và hút thuốc. Nó còn làm cho hệ cơ quan trong cơ thể con người làm việc không ổn định, từ đó làm nảy sinh nhiều bệnh tật như bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường và các bệnh mãn tính khác.

Trong khuôn khổ nghiên cứu trên, các nhà khoa học còn chỉ ra rằng cùng các nhân tố rủi ro tương tự nhau nhưng lại có những tác động khác nhau lên tuổi thọ con người. Ở các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, con người chết sớm thường do môi trường sinh thái bị ô nhiễm. Trong khi đó, ở các nước có thu nhập cao hơn, nguyên nhân chính dẫn đến chết sớm là do hút thuốc.

Ở các quốc gia châu Mỹ La tinh và Cận Đông, chứng béo phì là nguyên nhân chính gây chết sớm. Còn ở các nước châu Phi, các nguyên nhân dẫn đến chết sớm gồm: đói ăn, sử dụng nước bẩn, tình dục không an toàn và sử dụng nhiều đồ uống có cồn.

Đức Dũng (lược dịch)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook