Tiêu chí đánh giá phòng khám, bệnh viện tư nhân đủ tiêu chuẩn
Tuân thủ quy định về nhân lực tham gia hoạt động khám chữa bệnh tại phòng khám
– Phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định
– Nhân sự đăng ký thực hành tại phòng khám phải có quyết định tiếp nhận và phân công người hướng dẫn có văn bằng chuyên môn phù hợp
– Nhân viên tham gia hoạt động của phòng khám bán thời gian phải có sự chấp thuận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác
– Khi có thay đổi nhân sự phải có báo cáo và được chấp thuận của Sở Y tế.
Tất cả nhân sự chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của các chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi, mắt, TMH, RHM, da liễu, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh làm việc toàn thời gian tại phòng khám. (Mức cao)
Phát triển đầy đủ tất cả các chuyên khoa hoạt động toàn thời gian (nội, ngoại, sản, nhi, mắt, TMH, RHM, da liễu, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh) (Mức cao)
Thực hiện danh mục kỹ thuật của phòng khám theo quy định
– Đảm bảo luôn sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị để thực hiện đầy đủ tất cả những kỹ thuật trong danh mục kỹ thuật đã được Sở Y tế thẩm định và phê duyệt
– Được phê duyệt thực hiện các kỹ thuật của tuyến trên và đảm bảo đầy đủ điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân sự để thực hiện kỹ thuật đã được phê duyệt
Phòng khám bảo đảm các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp thời
– Có phân công bác sĩ và điều dưỡng thường trực tại phòng cấp cứu
– Bác sĩ, điều dưỡng trong danh sách phân công làm việc tại phòng cấp cứu có chứng nhận hoặc chứng chỉ tham gia khoá học cấp cứu cơ bản
– Có áp dụng quy trình “Báo động đỏ” yêu cầu hỗ trợ cấp cứu khẩn cấp từ bệnh viện tuyến trên trong trường hợp người bệnh nguy kịch
– Có máy sốc điện, máy theo dõi liên tục, siêu âm, X quang tại giường (Mức cao)
– Có hợp đồng vận chuyển cấp cứu với cơ sở được cấp phép vận chuyển cấp cứu (đối với phòng khám không có xe cấp cứu) (mức cao)
Đảm bảo mỗi bệnh nhân đến khám tại phòng khám đều có hồ sơ bệnh án ngoại trú
– Mỗi bệnh nhân đến khám đều có hồ sơ bệnh án ngoại trú đúng biểu mẫu quy định của Bộ Y tế
– Hồ sơ bệnh án ngoại trú được lập ngay khi người bệnh đến phòng khám và hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo đúng quy định của Bộ Y tế
– Thực hiện lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy theo đúng quy định
– Các thông tin về thăm khám, chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm, thuốc được ghi vào hồ sơ bệnh án ngay sau khi thực hiện, đúng trình tự thời gian
– Y lệnh điều trị trong hồ sơ bệnh án phù hợp với quy trình chuyên môn kỹ thuật và phác đồ điều trị
– Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám có hoạt động giám sát thực hiện các quy định về hồ sơ bệnh án
– Tổ chức quản lý hồ sơ bệnh án chặt chẽ, đầy đủ, khoa học: có kho lưu trữ hồ sơ bệnh án; hồ sơ bệnh án được sắp xếp theo trình tự, thuận tiện khi cần tra cứu
– Ứng dụng công nghệ thông tin trong lập hồ sơ bệnh án, in hồ sơ bệnh án để lưu trữ theo quy định, đảm bảo truy xuất đầy đủ thông tin chi tiết về chẩn đoán, điều trị khi cần
Tuân thủ quy định về kê đơn thuốc đảm bảo hợp lý, an toàn
– Thực hiện đơn thuốc đúng mẫu quy định của Bộ Y tế
– Đơn thuốc cấp cho người bệnh có thông tin đầy đủ, rõ ràng, chính xác
– Thực hiện kê đơn thuốc hướng tâm thần, thuốc gây nghiện đúng quy định
– Tên thuốc được ghi theo tên hoạt chất
– Thuốc kê đơn phù hợp với chẩn đoán theo phác đồ điều trị
– Kê đơn thuốc bằng máy vi tính
– Lưu trữ đơn thuốc đã cấp cho người bệnh theo đúng quy định
– Có nhân viên chuyên trách hướng dẫn việc sử dụng thuốc cho người bệnh
– Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý và xuất đầy đủ thông tin đơn thuốc; xây dựng được phần mềm cảnh báo, nhắc sai sót trong kê đơn thuốc (nhắc kê đơn theo phác đồ điều trị, nhắc trùng thuốc, nhắc tương tác thuốc, nhắc số lượng và liều thuốc theo dược điển…)
Triển khai các hoạt động an toàn người bệnh tại phòng khám đa khoa
– Có triển khai các biện pháp cơ bản nhằm xác định chính xác người bệnh khi thực hiện phẫu thuật / thủ thuật, xét nghiệm
– Có quy định về áp dụng và tuân thủ “5 đúng” khi sử dụng thuốc cho người bệnh
– Bác sĩ, điều dưỡng thành thạo xử trí sốc phản vệ theo hướng dẫn của Bộ Y tế
– Đảm bảo người thực hiện kỹ thuật xâm lấn, nguy cơ cao có đầy đủ điều kiện theo quy định để thực hiện danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt
– Có triển khai báo cáo sự cố, sai sót theo khuyến cáo của Sở Y tế
– Có cảnh báo nguy hiểm tại các vị trí có nguy cơ trượt ngã (cầu thang, lối đi dốc…)
– Máy theo dõi liên tục, máy truyền dịch tại giường cấp cứu có hệ thống cảnh báo tự động nếu xảy ra tình huống nguy hiểm
– Giường bệnh, băng ca có thanh chắn phòng chống té ngã
– Có cải tiến quy trình liên quan đến sự cố được báo cáo
– Có hệ thống báo gọi cho người bệnh tại phòng lưu bệnh
– Có học tập và triển khai cách làm hay về an toàn người bệnh của các bệnh viện được Sở Y tế giới thiệu
Tuân thủ các quy định về hoạt động khám sức khoẻ
– Đã được Sở Y tế xác nhận đủ điều kiện tổ chức khám sức khỏe (bằng văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở Y tế)
– Đảm bảo đầy đủ các điều kiện thực hiện khám sức khỏe theo quy định
– Thực hiện đúng biểu mẫu hồ sơ khám sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế
– Hồ sơ khám sức khoẻ đầy đủ nội dung: có kết quả khám từng chuyên khoa do bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp thực hiện; có kết luận phân loại sức khoẻ của người được phân công thực hiện kết luận phân loại sức khoẻ và ký giấy khám sức khỏe; ghi rõ bệnh, tật của người được khám sức khỏe (nếu có) và tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu khám chuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh
– Có tổng hợp kết quả thực hiện hoạt động khám sức khỏe vào báo cáo theo quy định về thống kê, báo cáo.
– Thực hiện được tất cả các kỹ thuật khám lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến khám sức khỏe ngay tại phòng khám và do chính đội ngũ nhân viên y tế cơ hữu của phòng khám, tạo sự thuận lợi cho người được khám sức khỏe
– Triển khai được tất cả các hình thức khám sức khỏe thông thường, khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe theo chuyên ngành (lái xe), khám sức khỏe theo yêu cầu (di trú, lập di chúc…)
Tuân thủ các quy định khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
– Có xây dựng đầy đủ danh mục dịch vụ kỹ thuật, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, giá thanh toán khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành
– Đảm bảo người có thẻ bảo hiểm y tế đúng tuyến được thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định
– Công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế và phải thông báo trước cho người bệnh.
– Công khai danh mục kỹ thuật, thuốc, vật tư và giá được bảo hiểm y tế thanh toán cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế biết
– Chuyển tuyến kịp thời và đúng theo quy định cho người bệnh bảo hiểm y tế khi quá khả năng và phạm vi hoạt động của phòng khám
– Tổ chức cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngay tại phòng khám
– Thực hiện đầy đủ việc thống kê và báo cáo số liệu chuyển tuyến về Sở Y tế định kỳ theo quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT
– Tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với đầy đủ các chuyên khoa và trong toàn thời gian hoạt động của phòng khám (nội, ngoại, sản, nhi, mắt, TMH, RHM, da liễu, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh)
Biển hiệu, quảng cáo và truyền thông của phòng khám
– Đảm bảo đầy đủ thông tin biển hiệu theo quy định, bao gồm: tên cơ sở khám chữa bệnh, địa chỉ, số điện thoại, thời gian làm việc, số giấy phép hoạt động và không có biểu tượng chữ thập đỏ.
– Kích thước biển hiệu và chữ viết trên biển hiệu đúng qui định
– Các loại hình quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được Sở Y tế xác nhận nội dung
– Điều chỉnh nội dung quảng cáo kịp thời khi có thay đổi phạm vi chuyên môn hoặc khi có điều chỉnh khác liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh của cơ sở và được Sở Y tế xác nhận.
– Có trang tin điện tử chính thức của phòng khám với các thông tin: giấy phép hoạt động bao gồm phạm vi hoạt động chuyên môn, thời gian hoạt động; danh sách, văn bằng chuyên môn và phạm vi hoạt động chuyên môn của người chịu trách nhiệm chuyên môn và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tên và địa chỉ cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp
– Có các hình thức truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân
– Có các hình thức tuyên truyền chủ trương, chính sách về y tế và các quy định pháp luật hiện hành
Công khai, minh bạch trong áp dụng giá dịch vụ khám chữa bệnh
– Niêm yết giá tất cả các dịch vụ của phòng khám tại khu vực tiếp nhận người bệnh và nơi thu phí
– Trước khi bác sĩ chỉ định thực hiện dịch vụ kỹ thuật hoặc thuốc có chi phí lớn, người bệnh được tư vấn đầy đủ và có sự đồng ý
– Cung cấp bảng kê chi tiết giá tiền của từng loại dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh, thuốc, vật tư tiêu hao đã sử dụng cho người bệnh khi thanh toán
– Bảng kê thể hiện rõ phần chi phí mà người bệnh phải đóng và phần được bảo hiểm y tế thanh toán hoặc được miễn giảm
– Bảng kê được in ra để người bệnh kiểm tra, xác nhận toàn bộ nội dung; người bệnh được giữ 01 bản và phòng khám lưu trữ 01 bản
– Có đăng tải đầy đủ thông tin về giá tất cả các dịch vụ, giá thuốc… trên trang tin điện tử của phòng khám
– Thực hiện hồ sơ kê khai giá dịch vụ khám chữa bệnh đầy đủ theo quy định hiện hành
– Có phát hành thẻ thanh toán điện tử nội bộ của phòng khám và sử dụng để thanh toán chi phí khám chữa bệnh, không phải trả tiền mặt cho bất kỳ khoản phí nào tại phòng khám
Tuân thủ quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn
– Áp dụng một số quy định, quy trình cơ bản về kiểm soát nhiễm khuẩn, tối thiểu phải có:
+ Quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ
+ Quy trình vệ sinh tay
+ Quy định vô khuẩn khi thực hiện thủ thuật, kỹ thuật xâm lấn
– Bố trí bồn rửa tay đảm bảo đầy đủ trang thiết bị và phương tiện cho nhân viên y tế vệ sinh tay tại các phòng khám, phòng thực hiện thủ thuật
– Dụng cụ y khoa sau sử dụng được xử lý đúng quy định
– Hệ thống khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung của phòng khám hoạt động đúng quy định
– Có quy trình phòng ngừa và xử lý trường hợp nhân viên y tế bị phơi nhiễm với nguồn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ nhiễm khuẩn cao
– Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đúng theo quy định
– Nhân viên y tế tuân thủ quy định về vô khuẩn khi thực hiện những phẫu thuật/thủ thuật, kỹ thuật xâm lấn; thực hành đúng về tiêm an toàn
– Có quy trình thực hiện một số kỹ thuật, thủ thuật như thay băng, đặt sonde tiểu, tiêm thuốc, truyền dịch…
– Có dung dịch sát khuẩn tay nhanh tại bàn, xe tiêm chích và phòng khám, phòng thực hiện thủ thuật.
– Bố trí dung dịch sát khuẩn tay nhanh tại các vị trí có nhiều người tiếp xúc chung với vật dụng (tay nắm cửa, bàn, ghế…)
– Nhân viên y tế của phòng khám được tham gia tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn
– Tất cả nhân viên y tế của phòng khám được tập huấn kiến thức cơ bản về kiểm soát nhiễm khuẩn
– Có giám sát và đánh giá tuân thủ rửa tay, tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế tại phòng khám.
Tuân thủ quy định về quản lý chất thải y tế
– Có thực hiện phân loại chất thải y tế
– Có trang bị túi, thùng để thu gom chất thải rắn y tế
– Có hệ thống xử lý chất thải lỏng hoạt động liên tục 24/24
– Trang bị đủ về số lượng và đúng về chất lượng, màu sắc các túi, thùng để thu gom chất thải y tế (tối thiểu 2 loại túi hoặc thùng đựng chất thải rắn y tế được phân biệt bằng hai màu là màu vàng và màu xanh)
– Có quy định phân loại rác dán/treo ở vị trí dễ đọc và ngay tại nơi đặt thùng rác
– Có khu vực lưu trữ tạm thời chất thải rắn y tế theo quy định
– Có hợp đồng thu gom, xử lý chất thải rắn y tế với đơn vị chức năng thu gom và xử lý chất thải rắn y tế đúng quy trình an toàn, vệ sinh
– Có tiến hành đánh giá các chỉ tiêu đầu ra của chất thải lỏng sau khi xử lý (theo cam kết)
– Thực hiện báo cáo giám sát chất lượng môi trường theo quy định (cam kết tại Đề án/Kế hoạch bảo vệ môi trường).
– Thực hiện phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn
– Có hướng dẫn rõ ràng (bằng chữ viết hoặc hình ảnh) về phân loại chất thải cho người bệnh, thân nhân người bệnh và nhân viên y tế
– Xây dựng kế hoạch (có nêu giải pháp) để khắc phục sự cố của hệ thống xử lý nước thải
– Có nhà lưu trữ rác đạt chuẩn quy định (phòng lưu trữ chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại riêng biệt)
– Có thu gom chất thải tái chế riêng để giao cho đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện việc tái chế.
– Thực hiện báo cáo công tác quản lý môi trường (theo mẫu tại Phụ lục 06 của Thông tư Liên tịch 58/2015 và theo yêu cầu của cơ quan chức năng).
– Các chỉ tiêu xử lý chất thải y tế đạt chuẩn theo quy định
Tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ đối với phòng X-quanga
– Có phân công người phụ trách an toàn bức xạ; người phụ trách an toàn bức xạ phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ
– Có xây dựng và áp dụng nội quy an toàn bức xạ và quy trình làm việc cụ thể với thiết bị X-quang
– Trang bị liều kế cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế và thực hiện đo liều bức xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ y tế ít nhất 03 tháng một lần
– Cung cấp đủ trang thiết bị bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo vệ cho nhân viên bức xạ y tế
– Khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ y tế định kỳ theo quy định
– Sử dụng các dấu hiệu cảnh báo bức xạ (biển cảnh báo, đèn cảnh báo, tín hiệu cảnh báo) và các biện pháp hạn chế người đi vào các khu vực này.
– Hằng năm, tổ chức huấn luyện cho các nhân viên của phòng X-quang về nội quy an toàn bức xạ, các quy định của Phòng khám liên quan đến bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình ứng phó sự cố bức xạ hoặc phổ biến các quy định mới, các thông tin mới về bảo đảm an toàn bức xạ.
– Xây dựng và bảo đảm thực hiện đúng quy trình sử dụng liều kế cá nhân; có biện pháp xử lý trong trường hợp có bất thường xảy ra đối với liều kế cá nhân.
– Có xác lập các thông số và điều kiện sử dụng thiết bị bức xạ tối ưu để dùng làm giá trị tham chiếu cho công tác kiểm định, hiệu chuẩn.
– Định kỳ ít nhất 03 năm một lần có tổ chức đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ cho các nhân viên X-quang
– Có kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của nhân viên y tế đối với quy trình làm việc với thiết bị X-quang và nội quy an toàn bức xạ mà Phòng khám đã ban hành.
– Kiểm soát mức bức xạ ở các khu vực xung quanh phòng chụp X-quang (bao gồm phòng làm việc, các lối đi lại, hành lang hoặc khu vệ sinh, khu vực có người qua lại khác) để bảo đảm không có sự thay đổi về mức bức xạ trong quá trình làm việc.
– Có xây dựng kế hoạch ứng phó khi xảy ra sự cố bức xạ
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám
– Có kết nối mạng internet
– Trang tin điện tử của phòng khám (nếu có) đảm bảo tuân thủ các quy định về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội
– Thực hiện liên thông dữ liệu giữa phòng khám với Bảo hiểm xã hội (đối với phòng khám có khám chữa bệnh bảo hiểm y tế)
– Có phân công người chịu trách nhiệm truy cập các thông báo, thư mời, văn bản chỉ đạo,… của Sở Y tế qua cổng thông tin điện tử của Sở Y tế mỗi ngày
– Công khai giá tất cả dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư, danh sách người hành nghề, danh mục kỹ thuật… trên trang tin điện tử của phòng khám
– Trang tin điện tử của phòng khám tham gia kết nối vào cổng thông tin điện tử của Sở Y tế
– Triển khai thẻ khám chữa bệnh thông minh tích hợp nhiều tiện ích để sử dụng cho các dịch vụ của phòng khám: gửi xe, thanh toán chi phí…
Triển khai các dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu của người bệnh và chăm sóc khách hàng
– Bảo vệ trực trong suốt giờ làm việc của phòng khám
– Bố trí điểm trông giữ xe tại phòng khám; có biển báo rõ ràng, niêm yết giá cụ thể
– Phòng hoặc sảnh chờ đủ ghế ngồi, có trang bị quạt hoạt động thường xuyên
– Nhà vệ sinh sạch sẽ, không có mùi hôi, có đủ giấy vệ sinh, nước và xà phòng rửa tay
– Có quy định về giao tiếp ứng xử với người bệnh theo quy định của Bộ Y tế
– Có tủ giữ đồ có khóa tại phòng/sảnh chờ
– Phòng hoặc sảnh chờ có máy điều hòa hoạt động thường xuyên
– Có camera theo dõi an an ninh trật tự của toàn bộ phòng khám
– Có phân công người chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết thắc mắc của người bệnh.
– Có triển khai khảo sát định kỳ hài lòng của người bệnh (bằng phiếu đánh giá)
– Triển khai đăng ký khám bệnh theo giờ hẹn trước hoặc có trang bị máy đăng ký khám tự động
– Có phục vụ nhu cầu mua sắm các vật dụng cần thiết cho người bệnh
– Ứng dụng công nghệ thông tin để khảo sát sự không hài lòng của người bệnh
– Có phục vụ thanh toán bằng thẻ ngân hàng thay vì tiền mặt
– Có triển khai hoạt động cải tiến chất lượng phòng khám qua kết quả khảo sát không hài lòng của người bệnh
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.