Những nữ tù nhân đã viết hàng chục thông điệp mật đưa ra bên ngoài bằng một loại mực cực “độc” nhằm lật tẩy tội ác của các bác sĩ trong trại hủy diệt khét tiếng của phát xít Đức.
Những tù nhân phát xít bị giết đã sử dụng mực vô hình cực “độc” để viết thư.
Những tù nhân nữ người Ba Lan tại trại lao động Ravensbrueck, cách Berlin 60 dặm về phía Bắc đã viết rất nhiều tin nhắn mật gửi ra bên ngoài bằng cách sử dụng nước tiểu.
27 ghi chú là những lá thư bình thường nhưng ẩn tàng bên dưới các dòng và bên lề lại là những những dòng viết về những thí nghiệm chết người được tiến hành trên 74 người phụ nữ trong trại hồi những năm 1943-1944.
Họ đã tiết lộ những thí nghiệm gây sốc được tiến hành tại trại tử thần, trong đó có việc tiêm hoại tử để thử nghiệm thuốc mới.
Được đóng góp bởi gia đình Krystyna Czyz-Wilgat, người đã từng viết một vài thông điệp ngầm trong một hoàn cảnh khắt khe. Sẽ không dễ để nhìn nếu bảo tàng Martyr tại Lublin, miền Đông Ba Lan không chiếu chúng lên màn hình công cộng.
Những người phụ nữ đã dùng những thanh gỗ mỏng để viết những thông điệp ngầm trên các bức thư mà họ gửi về gia đình.
Do phản ứng axit với giấy, nước tiểu nhanh chóng mất màu sắc của nó và trở nên vô hình. Để đọc được thông điệp ngầm, người nhận cần hơ nóng những chữ cái lên.
Trong những bức thư đầu tiên, những người phụ nữ đã gợi ý rằng những bức thư mật tiếp theo sẽ được viết bằng nước tiểu.
Nhờ những tin nhắn mật, danh sách 74 người phụ nữ bị thí nghiệm đã được công bố.
“Mặc dù đã có rất nhiều báo cáo về trại Auschwitz, tại Ravensbrueck, nhưng có rất ít những thông tin phát hành”, Barbara Oratowska, người phụ trách bảo tàng Lublin nói.
“Chỉ có những người phụ nữ Ba Lan mới là những người truyền tải thông tin này. Đó là lý do tại sao những lá thư tài liệu có giá trị như vậy và là bằng chứng lịch sử”.
Nhờ những bức thư, các thí nghiệm đã được phơi bày ra trước khi cuộc chiến tranh kết thúc vào năm 1945.
Sau thất bại của Đức, 20 bác sĩ tham gia vào hoạt động của Đức quốc xã bị xem như tội phạm chiến tranh và là những lớp đầu tiên chịu trừng phạt trong phiên tòa Nuremberg của Tòa án Hoa Kỳ. 7 người bị tử hình, 7 người bị kết án tù chung thân. Giữa những năm 1939 và 1945, khoảng 130.000 nữ tù nhân sống tại trại Ravensbrueck, trong đó 1/3 là người Ba Lan.
Theo Daily Mail
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.