Rất nhiều người đã tin tưởng vào giả thuyết trên.
Mọi người hay cho rằng chỉ bằng một giọt máu nhỏ rơi xuống biển, những con cá mập ở cách đó 400m vẫn sẽ “ngửi” được mùi máu và lập tức lao đến. Vậy điều này có là sự thật không?
Trước tiên hãy tìm hiểu cá mập “ngửi” mùi đó như thế nào. Các giọt máu khi tiếp xúc với nước sẽ tan ra và các phân tử máu sẽ hòa vào nước. Sau đó, dòng nước sẽ cuốn theo các phân tử máu tỏa đi khắp nơi. Nếu cá mập tiếp xúc với dòng nước mang các vi khuẩn máu đó, các cơ quan thụ cảm cực nhạy trong mũi của cá mập sẽ phân tích mùi và sau đó cá mập sẽ dựa vao đó để bơi theo hướng dòng nước mang nhiều phân tử máu.
Vậy một giọt máu có đủ để cá mập phát hiện không? Rất khó để làm việc đó vì số lượng các phân tử bên trong một giọt máu là rất ít tuy nhiên nếu điều kiện dòng nước thuận lợi thì các phân tử máu đó vẫn có thể đến được mũi của cá cập. Hãy tưởng tượng việc đó tương tự như con người có thể nghe thấy tiếng một chiếc đinh rơi xuống mặt đất ở cách đó 400m trong môi trường thật sự yên tĩnh. Và ở đại dương, rất khó để có được một môi trường yên lặng hoàn toàn vì nhiều yếu tố môi trường khác nhau khiến biển luôn nhiễu động, các phân tử máu khó đi được khoảng cách xa.
Hơn nữa, theo các nghiên cứu, cá mập có thể phân tích được mùi máu với hàm lượng máu trong nước là 1/1.00.000, có nghĩa cá mập sẽ có khả năng ngửi 1 giọt máu trong 50 lít nước.
Cho nên, cần một lượng lớn máu và dòng biển lý tưởng để cá mập có thể “đánh hơi” chúng. Chuyện cá mập ngửi được một giọt máu ngoài khơi là chuyện cực kì khó xảy ra.
Tổng hợp
Nguồn: GenK
Chưa có bình luận.