Tăng huyết áp thai sản dễ gây ra tiền sản giật.
Đó là một rối loạn hay gặp ở nửa sau của thời kỳ có thai và sẽ hết khi thai được đẻ ra. Dưới đây là những dấu hiệu nguy cấp và thuốc điều trị tiền sản giật.
Tiền sản giật là một rối loạn kèm theo nhiều biểu hiện. Tăng huyết áp khởi phát sau tuần thứ 20 của thai kỳ và protein niệu là các dấu hiệu thường xảy ra nhất. Que thử dipstick tìm đạm niệu có thể là xét nghiệm tầm soát hữu ích, nhưng có tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả cao. Nếu nghi ngờ, cần đánh giá tỷ lệ protein/creatinin nước tiểu. Phù ngoại biên không còn được xem là một triệu chứng chẩn đoán tiền sản giật vì dấu hiệu này không nhạy và đặc hiệu. Các biểu hiện lâm sàng khác được nêu trong bảng mà sự hiện diện của các dấu hiệu này gợi ý tiền sản giật nặng.
Người ta coi như có tăng huyết áp tiền sản giật khi huyết áp tâm trương tăng ít nhất 20mmHg so với thời kỳ nửa đầu của thai nghén.
Khoảng 5 – 10% các phụ nữ có thai có tiền sản giật, là nguyên nhân chính gây tử vong ở người mẹ. Do đó tiền sản giật nặng phải được xem xét khẩn cấp và có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau (sản khoa, điều dưỡng, nhi khoa, hồi sức). Chấm dứt thai kỳ là một xử trí triệt để đối với tiền sản giật. Thời điểm sanh phụ thuộc vào tuổi thai, tình trạng sức khỏe của thai nhi và mức độ tiền sản giật. Hiếm khi chấm dứt thai kỳ đúng hạn.
Việc xử trí tiền sản giật trước 32 tuần nên được thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa với các bác sĩ có kinh nghiệm. Tăng huyết áp nghiêm trọng đòi hỏi dùng các thuốc chống tăng huyết áp đường tiêm (như hydralazine), phải theo dõi chặt chẽ quá trình dùng thuốc. Magnesium sulfate đường tĩnh mạch được chỉ định trong các trường hợp nặng để phòng ngừa sản giật.
Mục tiêu điều trị nhằm kiểm soát huyết áp cũng tương tự (huyết áp tâm thu 140-160 mmHg và huyết áp tâm trương 90-100 mmHg). Mặc dù tiền sản giật tiến triển nặng hơn khi thai kỳ phát triển, có thể xem xét điều trị ngoại trú đối với một số trường hợp. Các thuốc chống tăng huyết áp dùng trong tiền sản giật tương tự như điều trị tăng huyết áp thai kỳ hoặc mạn tính. Có ít bằng chứng ủng hộ cho việc hạn chế hoạt động vì tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, nghỉ ngơi tại giường thường chỉ được khuyến cáo đối với tăng huyết áp nặng không kiểm soát được
Các vấn đề chu sản như đẻ non, ngạt trong tử cung, chậm phát triển thai, là hậu quả của thiếu máu cục bộ và nhồi máu rau thai do tắc mạch trong các động mạch xoắn của tử cung.
Nếu bệnh nhân đã có tăng huyết áp trước có thai, thì khả năng phát sinh tiền sản giật tăng gấp lên 5 lần sản phụ không có tăng huyết áp trước đó và tỷ lệ tử vong chu sinh sẽ cao hơn
Bảng 2 Thuốc chống tăng huyết áp tương đối an toàn trong thai kỳ
Thuốc chống tăng huyết áp | Nhóm | Liều khởi đầu | Liều tối đa | Phản ứng có hại |
Labetalol | Ức chế thụ thể β | 100-200 mg x 2 lần/ngày | 400 mg x 3 lần/ngày | Nhịp tim chậm, co thắt phế quản |
Oxprenolol | Ức chế thụ thể β | 40-80 mg x 2 lần /ngày | 80-160 mg x 2 lần/ngày | Nhịp tim chậm, co thắt phế quản |
Nifedipine | Ức chế kênh canxi | 10 mg x 2 lần/ngày,
30 mg/ngày dạng phóng thích có kiểm soát |
20-40 mg x 2 lần/ngày,
120 mg /ngày dạng phóng thích có kiểm soát |
Nhức đầu nặng, phù ngoại biên |
Methyldopa | Tác động lên thần kinh trung ương | 250 mg x 2 lần/ngày | 500 mg x 4 lần/ngày | Ngầy ngật, nhức đầu, khô miệng, sung huyết mũi, thiếu máu tán huyết, trầm cảm |
Hydralazine | Thuốc giãn mạch | 25 mg x 2 lần/ngày | 50-200 mg /ngày | Đỏ bừng mặt, nhức đầu, hội chứng giống lupus |
Prazosin | Ức chế thụ thể α | 0.5 mg x 2 lần/ngày | 3 mg /ngày | Hạ huyết áp tư thế |
Các dấu hiệu của tiền sản giật
Tăng huyết áp khởi phát sau tuần thứ 20 của thai kỳ
+ Thận
Protein niệu tăng đáng kể
Creatinin trong huyết tương > 90 micromol/L (hay suy thận)
Thiểu niệu
+ Huyết học
Đông máu nội mạch lan tỏa
Giảm tiểu cầu
Tán huyết
+ Gan
Tăng transaminase huyết thanh
Đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải
+ Thần kinh
Cơn co giật
Tăng phản xạ với hiện tượng rung giật
Nhức đầu
Rối loạn thị giác kéo dài
Đột quỵ
+ Phù phổi
+ Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
+ Nhau bong non
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.