Thứ Bảy, 25/12/2021 | 19:05

Tầm soát phát hiện sớm ung thư, tổn thương tiền ung thư đại trực tràng              

TẦM SOÁT Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG

22.1.1 Tuổi bắt đầu sàng lọc

– Mọi người từ 50 – 75 tuổi

– Người 76 – 85 tuổi, quyết định sàng lọc phụ thuộc:

+ Tình trạng sức khoẻ chung (bệnh nhân đủ sức khoẻ để có thể điều trị nếu phát hiện K đại tràng và không có bệnh lý nặng khác làm hạn chế tiên lượng sống)

+ Kết quả sàng lọc trước

– Không khuyến cáo sàng lọc cho người > 85 tuổi

Chiến lược sàng lọc UTĐTT ở các nước châu Á – Thái Bình Dương dựa trên thang điểm nguy cơ

Thang điểm đánh giá nguy cơ ung thư đại trực tràng (Asia Pacific Risk Score). Lưu ý là áp dụng phân tầng nguy cơ chỉ dành cho các đối tượng không có triệu chứng lâm sàng.

Thang điểm nguy cơ ung thư đại trực tràng Asia Pacific

Yếu tố nguy cơTiêu chuẩnĐiểm
Tuổi50 – 69 tuổi2
 > 70 tuổi3
Giới tínhNam1
 Nữ0
Tiền sử gia đìnhHọ hàng bậc 1 với người bị CRC2
Hút thuốc láĐang hoặc đã từng hút1
 Không hút0
   

Đánh giá: nguy cơ thấp: 0 – 1; nguy cơ trung bình: 2 – 3; nguy cơ cao: 4 – 7

– Người có nguy cơ ung thư đại tràng từ trung bình đến cao cần nội soi đại tràng toàn bộ

– Người có nguy cơ đại tràng thấp có thể tiến hành xét nghiệm FIT hàng năm, nếu FIT dương tính thì sẽ tiến hành nội soi đại tràng toàn bộ

SÀNG LỌC Ở NGƯỜI ĐÃ NỘI SOI ĐẠI TRÀNG 1 LẦN

Tầm soát phát hiện sớm ung thư, tổn thương tiền ung thư đại trực tràng
Tầm soát phát hiện sớm ung thư, tổn thương tiền ung thư đại trực tràng

22.1.2 Tỷ lệ bỏ sót tổn thương của nội soi đại tràng

Bằng nội soi đại tràng toàn bộ ánh sáng trắng thông thường, tỷ lệ bỏ sót tổn thương polyp từ 5% đến 24%.

22.1.3. Ung thư giữa khoảng (interval cancer)

Là ung thư phát hiện được giữa 2 lần nội soi đại tràng. Ung thư giữa khoảng có thể là: (1) tổn thương ung thư mới, (2) tổn thương bị bỏ sót bởi lần nội soi trước, (3) tổn thương đã được cắt bỏ nhưng còn sót và (4) kết quả sinh thiết sai.

Chất lượng của nội soi ban đầu có liên quan đến nguy cơ ung thư giữa khoảng.

Nếu nội soi lần đầu chuẩn bị không đạt yêu cầu, US Multi Society Task Force (USMSTF) khuyến cáo soi lại trong vòng 1 năm.

22.1.4 Khuyến cáo của các nước châu Á – Thái Bình Dương

Tầm soát phát hiện sớm ung thư, tổn thương tiền ung thư đại trực tràng
Tầm soát phát hiện sớm ung thư, tổn thương tiền ung thư đại trực tràng

Kết quả lần soi trước

Không polyp Nguy cơ thấp Nguy cơ cao (1)

Nhật ≤ 3 năm

Hàn Quốc 5 năm (2) 3 năm (3)

Australia 10 năm (4) 5 năm 3 năm (5)

(1) yếu tố nguy cơ cao: có bất kì đặc điểm sau: (i) ≥ 3 u tuyến, (ii) có ít nhất 1 u tuyến >

10mm, (iii) có u tuyến nhú hoặc ống nhú, (iv) u tuyến có loạn sản độ cao, (v) có polyp răng cưa > 10mm (chỉ hướng dẫn của Hàn Quốc)

(2) thời gian sàng lọc có thể ngắn hơn nếu chất lượng lần nội soi trước không cao hoặc có dấu hiệu nguy cơ cao ở lần nội soi trước nữa.

(3) thời gian sàng lọc có thể ngắn hơn nếu chất lượng của lần nội soi trước kém, hoặc dựa vào các dấu hiệu của lần nội soi, cắt polyp không hoàn toàn, tình trạng bệnh nhân, tiền sử gia đình và tiền sử bệnh tật.

(4) nội soi mỗi 10 năm và test phân FOBT ít nhất mỗi 2 năm

(5) Nội soi tiếp trong vòng 1 năm nếu bệnh nhân có ≥ 5 u tuyến.

Do điều kiện thực tế tại Việt Nam, khoa Tiêu hoá thấy việc áp dụng chiến lược sàng lọc UTĐTT của Hàn Quốc là phù hợp nhất.

SÀNG LỌC Ở BỆNH NHÂN ĐÃ PHẪU THUẬT CẮT BỎ UTDTT

– BN mổ cấp cứu vì UTDTT hoặc BN chưa được soi hết toàn bộ đại tràng (vì u gây tắc nghẽn không nội soi được), cần nội soi đại tràng đánh giá sau 3 – 6

tháng từ khi phẫu thuật.

– BN đã nội soi toàn bộ đại tràng trước khi mổ và đã phẫu thuật cắt UTDTT, cần nội soi đại tràng lại lần 1 sau 1 năm. Nếu kết quả bình thường, sẽ soi lại lần 2 sau 3 năm (năm thứ 4). Nếu kết quả vẫn bình thường, sẽ soi lại sau mỗi 5 năm.

Nếu phát hiện ra adenoma, soi lại định kỳ hàng năm.

– Xét nghiệm CEA định kì 3 – 6 tháng/ lần trong 2 năm, sau đó mỗi 6 tháng cho tới 5 năm. CT ngực, bụng hoặc tiểu khung: hàng năm cho tới 5 năm

SÀNG LỌC UTĐTT Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT

22.1.5 Người có tiền sử gia đình UTDTT hoặc polyp đại tràng

– Nếu họ hàng bậc 1 mắc UTDTT hoặc adenoma tiến triển được chẩn đoán ở độ tuổi < 60 tuổi, cần soi đại tràng ở tuổi thấp hơn 10 tuổi so với thời điểm chẩn đoán bệnh ở họ hàng bậc 1 hoặc khi BN 40 tuổi (tuỳ điều kiện nào đến trước.

Nội soi lại sau mỗi 5 năm.

– Nếu họ hàng bậc 1 mắc UTĐTT, hoặc adenoma tiến triển được chẩn đoán ở tuổi > 60 tuổi, cần nội soi đại tràng khi BN tuổi 40.

22.1.6 Hội chứng đa polyp tuyến gia đình (FAP)

– Sàng lọc đại trực tràng:

+ Nội soi đại tràng mỗi 1 – 2 năm, bắt đầu từ 10 hoặc 11 tuổi và liên tục suốt đời ở những người mang gen đột biến

+ Khi phát hiện có u tuyến, cần nội soi đại tràng hàng năm cho đến khi cắt đại tràng

+ Phẫu thuật chỉ định khi u tuyến có số lượng lớn, bao gồm u tuyến loạn sản độ cao

– Tầm soát dạ dày:

+ Nội soi đường tiêu hoá trên bắt đầu khi đa polyp đại trực tràng được phát hiện hoặc khi đến tuổi 25 – 30 (tuỳ thuộc điều kiện nào đến trước).

+ Khoảng thời gian theo dõi tuỳ thuôc phân loại Spigelman

– Ung thư tuyến giáp: siêu âm vùng cổ hàng năm bắt đầu khi 25 – 30 tuổi

– U xơ (desmoid tumor): CT hoặc MRI nếu có yếu tố nguy cơ (tiền sử gia đình u mô bì và vị trí đột biến ở APC)

22.1.7 Hội chứng Lynch  (HNPCC – ung thư đại trực tràng không đa polyp  di truyền)

– Nội soi đại trực tràng: mỗi 1- 2 năm bắt đầu từ tuổi 20 – 25

– Dạ dày – ruột non: nội soi tiêu hoá trên bắt đầu từ 30 tuổi, nhắc lại mỗi 2 – 3 năm

– Hệ tiết niệu: tổng phân tích nước tiểu hàng năm

– Hệ thần kinh: thăm khám lâm sàng hàng năm

– Tuỵ: chưa có khuyến cáo vì không đủ dữ liệu

– Tử cung, buồng trứng: lấy mẫu tế bào cổ tử cung và siêu âm đầu dò âm dạo hàng năm sau tuổi 30 – 35 hoặc 5 – 10 năm trước thời điểm chẩn đoán của thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình mắc ung thư tử cung, buồng trứng. Cân nhắc cắt tử cung, buồng trứng toàn bộ sau khi đã sinh đẻ đủ.

22.1.8 Đối tượng có khả năng mắc hội chứng ung thư di truyền (hereditary cancer syndrome)

– Có > 10 u tuyến trong 1 lần thăm khám: nên nội soi trong vòng 3 năm sau khi cắt polyp, đánh giá khả năng FAP

– Ung thư đại tràng hoặc nhiều polyp tuyến ở một họ hàng bậc 1 dưới 60 tuổi, hoặc có từ 2 họ hàng bậc 1 ở mọi lứa tuổi, hoặc có nhiều trường hợp mắc ung thư có liên quan đến hội chứng Lynch/ HNPCC (CRC, ung thư nội mạc tử cung, buồng trứng, ruột non, tá tràng, dạ dày, khung chậu, thận, tử cung, ung thư mật, tuỵ, ung thư não (glioblastoma), u tuyến hoặc ung thư tuyến nhầy): nên soi đại tràng mỗi 3- 5 năm từ 40 tuổi hoặc sớm hơn 10 tuổi so với trường hợp trẻ nhất mắc bệnh.

Tầm soát phát hiện sớm ung thư, tổn thương tiền ung thư đại trực tràng 

22.1.9 Bệnh lý viêm ruột IBD (viêm loét đại trực tràng chảy máu, Crohn)

– Nội soi đại tràng với sinh thiết để phát hiện loạn sản mỗi 1 – 2 năm, bắt đầu từ

8 – 10 năm sau khi khởi phát triệu chứng

– Sinh thiết bổ sung ở những chỗ hẹp hoặc khối u

– Cắt polyp nếu có164

22.1.10 Hội chứng Peutz Jeghers

– Nội soi tiêu hoá trên, nội soi đại tràng toàn bộ mỗi 2- 3 năm, bắt đầu sau tuổi thiếu niên

– Tầm soát tổn thương ruột non (chụp ruột non CT, MRI, nội soi viên nang…) mỗi 1 – 3 năm, bắt đầu sau tuổi thiếu niên.

– Sàng lọc u tuỵ (MRI, SA nội soi) mỗi 1 – 2 năm, bắt đầu tuổi 25 – 30 tuổi.

– Chụp vú (mamography hoặc MRI) hàng năm, bắt đầu từ 25 tuổi

– Khám, siêu âm tinh hoàn hàng năm, bắt đầu từ 10 tuổi

– Siêu âm đầu dò âm đạo hàng năm nếu, bắt đầu từ 18 tuổi (nếu có thể).

22.1.11. Hội chứng đa polyp thanh thiếu niên (JPS – Juvenile polyposis syndrome),

– Nội soi đại tràng mỗi 1 – 3 năm, bắt đầu từ 15 tuổi

22.1.12 hội chứng đa polyp răng cưa (SPS – serrated polyposis syndrome)

– Nội soi đại tràng toàn bộ mỗi 1 – 3 năm

Tầm soát phát hiện sớm ung thư, tổn thương tiền ung thư đại trực tràng 

Bs. Nguyễn Hoài Nam – Trung tâm Tiêu hóa Gan mật Bệnh viện Bạch Mai

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Nội soi chẩn đoán sớm ung thư dạ dày (Phần 2)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook