Đảm bảo dinh dưỡng trong các thực phẩm cũng như phòng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, rối loạn chuyển hóa, bảo vệ sức khỏe hãy bỏ ngay những thói quen khi nấu ăn dưới đây.
Trong quá trình chế biến các món ăn một số người vẫn giữ những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm, sản sinh các chất độc hại làm tăng nguy cơ gây ung thư, các bệnh tim mạch. Dưới đây là một số thói quen phổ biến khi nấu ăn nên loại bỏ ngay để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình:
Chiên thực phẩm ngập dầu
Những món ăn chiên rán nhiều dầu như khoai tây chiên, gà xối mỡ, gà rán, tôm chiên, bánh rán, bánh quẩy, cá tẩm bột,… là những món ăn hấp dẫn được rất nhiều người yêu thích.
Khi ăn phải các món ăn này sẽ khiến cơ thể hấp thụ một lượng lớn dầu mỡ, chất béo chuyển hóa, hàm lượng muối, đường cao từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì, thừa cân, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, rối loạn chuyển hóa, tăng lipid máu, tăng gánh nặng cho thận, làm tổn hại đến chức năng lọc của thận, ảnh hưởng đến làn da, suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Do vậy thay vì tiêu thụ các món ăn chiên rán nhiều dầu chúng ta nên hạn chế các món ăn trên đồng thời thay bằng các phương pháp như nướng bằng nồi chiên không dầu, hấp hoặc luộc.
Đun dầu ăn quá nóng hoặc tái sử dụng nhiều lần
Việc đun dầu để đến mức bốc khói trước khi cho thực phẩm vào chiên sẽ tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Khi dầu ăn bị đun quá nhiệt, các axit béo sẽ bị phá vỡ và sinh ra các chất độc như aldehyde, peroxit, khi ăn các loại thực phẩm chiên trong dầu quá nóng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư, tổn thương tế bào.
Đặc biệt, việc sử dụng lại dầu chiên nhiều lần khiến dầu bị biến đổi cấu trúc, tạo ra gốc tự do gây lão hóa sớm và tổn hại đến hệ tim mạch, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
Để bảo vệ sức khỏe chúng ta khi chế biến các món chiên rán chỉ đun dầu ở nhiệt độ vừa phải. Tuyệt đối không tái sử dụng dầu chiên lại nhiều lần.

Chiên rán nhiều
Nếu cơ thể tiêu thụ đồ ăn chiên rán nhiều có thể làm tăng đến 28% nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch, tăng 22% nguy cơ mắc bệnh mạch vành và 37% nguy cơ suy tim.
Thậm chí, các chất béo xấu từ các đồ ăn chiên rán còn làm gia tăng cholesterol “xấu” LDL, giảm cholesterol “tốt” HDL, tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, gan nhiễm mỡ, tăng nguy cơ mắc ung thư.
Nướng cháy xém thực phẩm
Khi ăn các món thịt nướng, cá nướng, thịt bò nướng hay các món đồ xào nhiều người thích ăn theo kiểu nướng cháy xém lớp ngoài của thực phẩm nhằm kích thích thị giác, tạo cảm giác ngon miệng hơn.
Nhưng phần cháy xém của thực phẩm chứa các hợp chất nguy hiểm như hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) và amin dị vòng (HCAs), khi ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim mạch, ảnh hưởng sức khỏe tổng thể.
Do đó, khi chế biến các món nướng chúng ta tránh để thức ăn bị cháy khét, nên bọc giấy bạc hoặc nướng ở nhiệt độ vừa phải để hạn chế sinh chất độc gây hại cho sức khỏe.
Nấu chín quá kỹ hoặc ăn tái
Nhiều người khi nấu ăn có thói quen hầm các loại thực phẩm quá kỹ, đặc biệt hầm trên nhiệt độ cao trong thời gian dài.
Nhưng các vitamin C, vitamin B1, B6 có trong các loại thực phẩm rất dễ bị phân hủy trong môi trường nhiệt độ cao kéo dài, thậm chí nếu hầm xương quá lâu cũng có thể giải phóng nitrit, là tiền chất của nitrosamine từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.
Bên cạnh đó, việc ăn các đồ ăn chứa chín kỹ, thịt sống, thịt tái cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến cơ thể mắc các bệnh ký sinh trùng, nhiễm giun sán, tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, u não do ký sinh trùng xâm nhập.
Dùng chung thớt cho đồ sống và đồ chín
Nếu duy trì thói quen dùng chung thớt cho đồ ăn đã được nấu chín và đồ tươi sống có thể gây tình trạng nhiễm khuẩn chéo, tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt nhiễm vi khuẩn E.coli, Salmonella, ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa,
Hâm đi hâm lại đồ ăn nhiều lần
Nhiều người có thói quen bảo quản các món ăn từ các loại rau màu xanh đậm trong tủ lạnh rồi hâm nóng để ăn cho bữa ăn tiếp theo nhưng đây là thói quen nguy hiểm cần bỏ ngay.
Bởi các loại rau màu xanh đậm này thường có hàm lượng nitrat rất cao. Nếu để qua đêm chúng sẽ sản sinh ra nitrit, là 1 chất đã được WHO công nhận là có khả năng gây ung thư. Do đó, để đảm bảo cho sức khỏe tốt nhất nên ăn rau xanh trong vòng 4 giờ sau khi chế biến, nhất là vào mùa hè.
Ngoài ra, các loại canh thường được thêm cùng nhiều gia vị như muối, mắm, bột ngọt, hạt nêm,…cùng với các loại rau xanh, củ quả. Khi để các món canh qua đêm những chất này gây ra phản ứng hóa học khiến cơ thể bị ngộ độc. Ăn lâu dài sẽ phá hủy tủy xương, thiếu máu, suy thận, suy gan, thậm chí ung thư nguy hiểm cho sức khỏe.
Một số loại hải sản như tôm, cua, cá, ghẹ, hàu, cá thu,…. nếu đã nấu chín thì không thích hợp để qua đêm, dù là bảo quản trong tủ lạnh cẩn thận. Bởi khi đã chế biến nếu để qua đêm hải sản sẽ sinh ra 1 lượng lớn chất đạm phân hủy, có hại cho sức khỏe gan thận của cơ thể con người.
Sau khi hâm nóng lại với nhiệt hoặc lò vi sóng càng làm chúng biến chất, có thể gây ngộ độc. Nếu như để các đồ ăn hải sản này trong tủ lạnh quá 3 ngày có thể thể gây ngộ độc cấp tính hoặc làm ảnh hưởng các tế bào, góp phần dẫn tới ung thư.
Phòng ngừa các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, béo phì, tăng cường sức khỏe khi nấu ăn chúng ta nên ưu tiên các phương pháp nấu hấp, luộc, om nhẹ để giữ lại tối đa vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm, nên hạn chế các món chiên ngập dầu, không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không ăn thực phẩm bị cháy xém bên ngoài, không chiên thực phẩm quá lâu, không nên nấu quá nhiều, tránh để thức ăn thừa, nếu còn phải bảo quản hợp vệ sinh và sử dụng sớm.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
5 đồ dùng nhà bếp cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe
6 thói quen tiết kiệm cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc, ung thư khi dùng nồi chiên không dầu sai cách
Phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân tim mạch và các bài tập cơ bản
Hướng dẫn cách luyện tập cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim mạch
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.