Những loại rau củ dưới đây không chỉ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất mà còn chứa nhiều penicillin, khi ăn sẽ giúp phòng ngừa ung thư, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Từ lâu penicillin được biết đến là chất kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ có khả năng chữa lành cơ thể, chữa trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các gốc tự do, kháng lại các tế bào ung thư. Dưới đây là một số loại rau củ chứa nhiều penicillin rất tốt cho cơ thể nên ăn thường xuyên.
Rau diếp cá
Rau diếp cá hay lá giấp, ngư tinh thảo là loại rau thơm phổ biến, chúng mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Từ lâu rau diếp cá được biết đến với công dụng giảm mỡ thừa, kiểm soát cân nặng, hỗ trợ điều trị mụn trên da, giảm tình trạng sưng do mụn, hạn chế tình trạng thâm đen do mụn, giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể từ đó giúp kiểm soát cân nặng, có tác dụng điều trị bệnh nhiễm trùng, làm chắc thành mao mạch có thể dùng chữa trĩ, thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm,…
Các decanoyl-acetaldehyd có trong rau diếp cá có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu, E.coli, trực khuẩn bạch hầu gây các bệnh lý nhiễm khuẩn nguy hiểm…
Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giàu flavonoid nên khi dùng sẽ giúp bảo vệ tế bào phổi khỏi tổn thương do ô nhiễm và vi khuẩn, kháng viêm, long đờm, hỗ trợ hô hấp, giúp thanh lọc phổi hiệu quả. Nhờ hàm lượng vitamin C cao và các hợp chất tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp
Thường xuyên ăn rau diếp cá, dù là xay sinh tố, nấu canh hay trộn gỏi, đều có thể giúp cơ thể tăng cường đề kháng một cách tự nhiên, không lo bị tác dụng phụ. Đây thực sự là “thực phẩm vàng” nên được duy trì trong chế độ ăn hằng ngày.
Tỏi
Tỏi là một trong những nguyên liệu nấu ăn quen thuộc với gia đình người Việt, chứa hoạt chất allicin, tinh dầu tỏi giàu glucogen và aliien, fitonxit từ đó có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cám cúm, kháng lại vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài, giảm cholesterol xấu, hạ huyết áp, nhờ hàm lượng lưu huỳnh, flavonoid và selen cao cùng inulin, saponin, S-allyl cysteine
Ngoài ra, tỏi hỗ trợ điều trị một số loại vi khuẩn nguy hiểm thường gặp ở bệnh viện như Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) gây nhiễm trùng huyết, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) kháng methicillin (MRSA) gây chốc lở, viêm tủy xương, viêm mô tế bào trên da, viêm phổi, thậm chí nhiễm trùng huyết hay suy đa tạng.

Tỏi được băm dập hay nghiền nát tỏi sẽ sinh ra hợp chất allicin, hợp chất này có thể tác động đến các tế bào truyền tín hiệu, có chức năng kiểm soát sự phát triển của tế bào. Bằng cách ngừng chu kỳ tế bào, giảm phát triển mạch mới mới có nguy cơ thúc đẩy sự nhân lên của các tế bào ung thư đồng thời đẩy nhanh quá trình tự chết của tế bào ung thư. Do đó, khi sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư thực quản, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng chống ung thư hãy sử dụng 100 mg tỏi sống nghiền nát trên mỗi một kilogam trọng lượng cơ thể hai lần mỗi ngày, theo đó tương đương với việc ăn khoảng 3 – 4 tép tỏi mỗi ngày đối với người trưởng thành khỏe mạnh.
Rau thì là
Rau thì là rất giàu vitamin C và beta-carotene – những chất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, chống oxy hoá. Hoạt chất anethole có trong thì là được biết đến là một hợp chất kháng khuẩn tự nhiên có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn và vi nấm có hại cho cơ thể. Ngoài ra, tinh dầu có trong thì là có tác dụng làm dịu đường hô hấp, giảm ho, chống viêm.
Hành tây
Hành tây có khả năng kháng khuẩn, kháng virus tự nhiên do chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh, đặc biệt là quercetin, đây là chất oxy hóa nổi tiếng giúp giảm viêm, chống dị ứng và tăng sức đề kháng. Khi sử dụng hành tây còn giúp cải thiện lưu thông máu, điều hoà huyết áp, giảm cholesterol và hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Rau cải cúc
Cải cúc chứa nhiều vitamin C, vitamin A và nhiều loại khoáng chất khác, giàu chất xơ vừa hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa ung thư,…
Củ cải trắng
Trong Đông y, củ cải trắng có vị cay ngọt, tính mát; vào kinh phế vị được mệnh danh là nhân sâm trắng mùa đông. Được các danh y xưa sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng như kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hóa tích khoan trung, sinh tân giải độc, trị đầy bụng, ăn không tiêu; viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khàn tiếng, khái huyết, nục huyết, đái tháo đường và hội chứng lỵ,… Củ cải trắng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ phát triển ung thư, nhất là ung thư ruột kết và phổi. Axit ferulic và quercetin có trong củ cải trắng giúp tăng cường hàng rào miễn dịch, chống viêm nhiễm. Glucosinolate đã được một số cuộc nghiên cứu ống nghiêm chứng minh là có đặc tính chống ung thư hiệu quả. Vitamin C có trong củ cải có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, bên trong củ cải còn có chứa các enzyme như diastase, amylase, myrosinase và esterase có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các loại nấm và virus có hại.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
5 loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, tăng cường tuổi thọ
Mùa thu ăn rau cần tây giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng
Loại gia vị giúp nâng cao hệ miễn dịch, có lợi cho gan
Các cách chữa ho mùa hè dứt điểm
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.