Gan hoạt động như một bộ lọc để đào thải các độc tố ra bên ngoài đồng thời giúp biến đổi một số hoạt chất trong máu thành mật đưa vào ruột và bài tiết ra ngoài theo phân. Tuy nhiên khi gan bị tổn thương, khả năng lọc bỏ độc tố có chứa lưu huỳnh bị ảnh hưởng khiến hơi thở có mùi đặc trưng riêng không thể loại trừ bằng vệ sinh răng miệng thông thường.
Hôi miệng do sâu răng, viêm nướu
Khi men răng bị xói mòn, các hạt thức ăn có thể kẹt vào những lỗ nhỏ trên răng dẫn đến sâu răng. Nguyên nhân do việc đánh răng không thể loại bỏ các phần thức ăn lắng đọng này theo thời gian gây tăng sinh vi khuẩn, từ đó tạo ra mùi hôi. Tương tự, viêm nướu cũng gây hôi miệng do vi khuẩn tạo mùi hôi thối đặc trưng ở những người bị bệnh răng miệng gây bất tiện trong giao tiếp.
Hôi miệng do nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp gồm cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng. Nguyên nhân do nhiễm trùng đường hô hấp phá vỡ hoặc gây viêm các mô trong hệ thống hô hấp gây kích hoạt quá trình sản xuất các tế bào ăn vi khuẩn và chất nhầy.
Dị ứng và chảy dịch mũi sau cũng có thể khiến hơi thở có mùi hôi do xu hướng làm tắc nghẽn mũi phải thở bằng miệng tăng sinh các vi khuẩn nguyên nhân gây hôi miệng.
Hôi miệng ung thư phổi do giải phóng khí sulfuric
Một nghiên cứu đã thử nghiệm một thiết bị để nhận biết ung thư phổi ở 80% bệnh nhân dựa trên bài kiểm tra về hơi thở của bệnh nhân. Kết quả triệu chứng hôi miệng mạn tính là đặc trưng riêng ở những bệnh nhân này giúp các bác sĩ nhận biết ung thư trong giai đoạn đầu. Tương tự liệu pháp hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư cũng có thể dẫn đến khô miệng do vi khuẩn có hại sinh sôi và giải phóng khí sulfuric có mùi khó chịu khiến hơi thở có mùi hôi rất đáng sợ.
Hôi miệng do tiểu đường gia tăng chất ceton
Cơ thể bệnh nhân đái tháo đường thường không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết dẫn đến việc cơ thể sẽ đốt cháy chất béo gây ra tình trạng nhiễm axit ceton, gia tăng chất ceton trong máu. Sự tích tụ chất ceton khiến hơi thở có mùi giống trái cây hay mùi acetone.
Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường khi không kiểm soát đường huyết chặt chẽ dễ mắc các bệnh về nướu gây khô miệng, tạo ra các vi khuẩn gây hại, hậu quả là gây viêm nhiễm nướu dẫn đến hôi miệng.
Hơi thở có mùi lưu huỳnh đặc trưng của bệnh gan
Tiến sĩ Nancy Moyer ở Hibbing, Minnesota (Mỹ) cho biết hơi thở người bị bệnh gan thường có mùi hôi, mùi gan tươi đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Tình trạng mùi hôi khó chịu do suy gan còn có biệt danh là “hơi thở của thần chết” là hậu quả của việc các hợp chất lưu huỳnh độc hại xâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể.
Khi máu không đi qua gan như bình thường các chất độc được lọc ở gan sẽ đến các bộ phận khác của cơ thể, kể cả phổi khiến người bệnh có thể ngửi được những chất này khi thở ra. Tiến sĩ Liji Tomas, bác sĩ y khoa cho trang News Medical mô tả nó “có mùi hôi, mốc và thỉnh thoảng có cả mùi của chất thải” điều này có thể giúp phát hiện bệnh gan.
Từ những luận điểm khoa học trên, các chuyên gia cho biết sau khi loại trừ các nguyên nhân khách quan và chủ quan do hôi miệng các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ tiến hành thăm khám tầm soát chức năng gan, điều trị triệt để các bệnh về gan qua đó loại bỏ tình trạng hôi miệng do gan gây ra.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B
Cảnh báo bệnh gan qua màu phân bất thường
Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết
Thực phẩm có lợi cho người bị men gan cao
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.