Thứ Ba, 26/03/2024 | 16:33

Để bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá nói chung, các bệnh về đường ruột nói riêng người dân cần đi khám sức khoẻ định kỳ song song với việc thực hiện test thở hydro để kịp thời phát hiện các bệnh về đường ruột.

Trong y khoa, hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan quan trọng thực hiện chức năng tiêu hóa, phân giải và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn tiêu thụ nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, hệ thống tiêu hóa vẫn có nguy cơ mắc phải nhiều tình trạng rối loạn và bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm túi thừa…trong đó nhiễm trùng đường ruột có thể dẫn đến suy thận.

Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng đường tiêu hóa bị tổn thương do vi sinh vật gây hại. Có ba loại gây nhiễm trùng đường ruột chính là vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường ruột phổ biến do vi khuẩn, virus, không dung nạp thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ…

Bệnh lý nhiễm trùng đường ruột có thể xảy ra ở mọi đối tượng, vào mọi thời điểm trong cuộc đời, phổ biến nhất ở trẻ em, người cao tuổi và những người sống trong môi trường không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Nhiễm trùng đường ruột không được điều trị kịp thời có thể đối mặt với biến chứng nghiêm trọng đó là suy thận.

Những triệu chứng khi bị nhiễm trùng đường ruột

– Đi ngoài phân lỏng như nước, phân nát, mùi khó chịu. Tần suất đi ngoài trong ngày liên tục gây mất nước, mệt mỏi, da khô, môi khô, mắt trũng sâu…

– Người bệnh buồn nôn và nôn, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.

– Khi độ nhiễm trùng đường ruột nặng hơn gây chướng bụng, đầy bụng, cảm giác ậm ạch.

– Ký sinh trùng, vi khuẩn trú ngụ ở thành ruột gây ra hội chứng ruột kích thích.

– Người bệnh đối mặt với tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc

– Ngoài ra nhiễm trùng đường ruột có thể gây dị cảm ngoài da gây ngứa, rát….

Người bị nhiễm trùng đường ruột có thể bị hội chứng ruột kích thích do các ký sinh trùng trong ruột người bệnh cư trú ở trong ruột.

Để ngăn ngừa các bệnh về đường ruột nói chung, nhiễm trùng đường ruột nói riêng người dân cần thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phân loại và xử lý rác thải hợp vệ sinh tránh lây nhiễm bệnh ra cộng đồng. Lưu ý khi tình trạng nhiễm trùng đường ruột trở nặng sẽ xuất hiện dấu hiệu đau bụng hoặc chướng bụng.

Thực hiện rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chạm vào vật nuôi. Rửa tay trước và sau khi chạm vào bất kỳ thực phẩm nào, tránh ăn thịt hoặc trứng chưa được chín và không đảm bảo vệ sinh, uống nước đã được đun sôi… Luôn tách thịt sống, hải sản, thịt gia cầm và trứng ra khỏi các loại thực phẩm đã chế biến. Nếu cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng, không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác để tránh truyền bệnh…

Test thở hydro tầm soát các bệnh về đường ruột

Để bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá nói chung, các bệnh về đường ruột nói riêng người dân cần đi khám sức khoẻ định kỳ song song với việc thực hiện test thở hydro để kịp thời phát hiện các bệnh về đường ruột. Thông qua hơi thở các bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp phòng và điều trị bệnh nếu có.

Để việc test thở hydro đảm bảo kết quả chính xác cần  nhịn ăn, chỉ uống nước trong 12 giờ trước khi kiểm tra hơi thở. Không hút thuốc, kể cả hút thuốc thụ động, ít nhất 1 giờ trước hoặc bất kỳ lúc nào trong quá trình kiểm tra hơi thở. Không ngủ hoặc tập thể dục cường độ cao ít nhất 1 giờ trước hoặc bất kỳ lúc nào trong quá trình kiểm tra hơi thở.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cải thiện chán ăn do hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng

Hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng như thế nào nếu dùng kháng sinh kéo dài?

Uống cà phê có gây ảnh hưởng đến kết quả test thở hydro?

Test thở hydro xác định nguyên nhân gây đầy bụng xì hơi

Cách cải thiện vi khuẩn đường ruột – bộ não thứ hai của cơ thể

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook