Chủ Nhật, 06/09/2015 | 12:10

– Tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp nhất tại khoa Hồi sức cấp cứu, là nguyên nhân tử vong chủ yếu của các bệnh nhân hồi sức cấp cứu.

– Là cấp cứu thực sự, nhiều khi rất cấp cứu, đòi hỏi phải xử trí ngay, kết hợp vừa xử trí, vừa đánh giá lâm sàng và chỉ định xét nghiệm.

– Chẩn đoán nguyên nhân nhiều khi rất khó.

Triệu chứng và chẩn đoán

1. Lâm sàng

– Khó thở:

+ Là triệu chứng báo hiệu quan trọng và nhạy.

+ Khó thở nhanh (> 25 lần/phút) hoặc chậm (< 12 lần/phút) hoặc loạn nhịp thở (Kussmaul, Cheyne – Stockes…), biên độ thở nhanh hoặc giảm.

– Tím: là biểu hiện nặng.

+ Sớm: quanh môi, môi, đầu chi.

+ Nặng, muộn: tím lan rộng ra toàn thân.

+ Không có hoặc xuất hiện muộn nếu gây ngộ độc CO.

– Vã mồ hôi

– Rối loạn tim mạch:

+ Mạch nhanh, có thể rối loạn nhịp

+ Huyết áp tăng, nếu nặng có thể tụt huyết áp.

+ Thường kết hợp triệu chứng suy hô hấp + suy tuần hoàn quan trọng là chẩn đoán phân biệt suy hô hấp, là nguyên nhân hay hậu quả.

– Rối loạn thần kinh và ý thức: là triệu chứng nặng của suy hô hấp

+ Nhẹ: lo lắng, hốt hoảng, thất điều…

+ Nặng: Vật vã hoặc ngủ gà, lờ đờ, hôn mê, co giật…

2. Cận lâm sàng

Khí máu:

– PaO2 giảm dưới 60 mmHg (bình thường 95 – 96 mmHg)

– Lưu ý PaO2 có xu hướng giảm dần theo tuổi.

PaO2 sinh lý = 109 – 0,43 x tuổi (năm ) ở người không hút thuốc

– SaO2  giảm < 85% (bình thường 95- 97%)

– PaCO2: có thể giảm, bình thường hoặc tăng (bình thường = 35 – 45 mmHg)

Định hướng chẩn đoán nguyên nhân suy hô hấp cấp

1. Các nguyên nhân chính

– Đường thở: tắc nghẽn thanh quản: u, viêm, phù Quiccke, dị vật đường thở, chấn thương thanh quản, co thắt…

– Bệnh lý phổi và màng phổi – thành ngực

+ Viêm phổi

+ Xẹp phổi, u phổi

+ Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi

+ Hen phế quản

+ Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

+ Suy hô hấp tiến triển ở người lớn.

+ Chấn thương phổi – màng phổi – thành ngực.

– Bệnh lý tim mạch

+ Phù phổi cấp huyết động

+ Suy tim nặng

+ Tắc mạch phổi.

– Bệnh lý thần kinh – cơ

+ Liệt cơ hô hấp (liên sườn, hoành): hội chứng Guillain – Barries: nhược cơ, rắn độc cắn.

– Phù phổi do cơ chế thần kinh

2. Định hướng chẩn đoán nguyên nhân

– Hỏi tiền sử bệnh: hen phế quản, COPD, bệnh lý tim mạch.

– Đặc điểm lâm sàng

Co kéo cơ hô hấp:

+ Tiếng rít, khó thở thanh quản.

+ Ran rít, co thắt phế quản.

Biên độ thở yếu (nhược cơ, mệt cơ), mạnh (toan chuyển hóa)

– Đột ngột: dị vật, nang, tràn khí màng phổi

– Nhanh: phù phổi cấp, hen phế quản, viêm phổi…

– Từ từ: u phổi, tràn dịch màng phổi, suy tim trái.

Đau ngực: tràn khí màng phổi, nhồi máu phổi, viêm màng phổi, nhồi máu cơ tim.

Sốt (nhiễm trùng): viêm phổi, viêm phế quản…

– Chú ý khám kỹ phổi

+ Ran ẩm

+ Ran rít

+ Hội chứng 3 giảm, đông đặc, tam chứng Galia.

– Các xét nghiệm cơ bản

+ Xquang phổi

+ Khí máu

– Điện tim

– Các xét nghiệm khác tùy theo trường hợp cụ thể: siêu âm tim, chụp CT…

Xử trí suy hô hấp cấp

Kết hợp với đánh giá lâm sàng và xét nghiệm: mức độ nặng, nhẹ, nguyên nhân.

Các biện pháp xử lý:

1. Khai thông đường thở

– Cổ ưỡn (dẫn lưu tư thế)

– Canuyn Grudel hoặc Mayo chống tụt lưỡi

– Hút đờm dãi, hút rửa phế quản

– Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu có nguy cơ sặc.

– Nghiệm pháp Heimlich nếu có dị vật đường thở.

– Nội khí quản (hoặc mở khí quản): biện pháp hữu hiệu khai thông đường thở.

2. Thở oxy

3. Thông khí nhân tạo

– Bóp bóng, thổi ngạt: chú ý ưỡn cổ bệnh nhân nếu chưa đặt NKQ

– Thông khí nhân tạo bằng máy.

4. Phát hiện và chọc dẫn lưu các trường hợp tràn khí màng phổi nguy hiểm

5. Các thuốc

– Các thuốc giãn phế quản: khí dung; truyền tĩnh mạch

– Corticoid: hen phế quản, phù thanh quản, đợt cấp COPD?

6. Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân: kháng sinh, chống đông…

cẩm nang truyền thông – Bệnh viện Bạch Mai

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook