Thứ Ba, 10/09/2019 | 15:03

Chẩn đoán và xử trí phản vệ

Phản vệ là một cấp cứu nặng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Mục tiêu điều trị là chẩn đoán và xử trí sớm bằng adrenalin để phòng tránh các tình trạng nặng, đe dọa tính mạng bao gồm sốc

Giải thích từ ngữ

1. Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

2. Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác.

3. Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Nguyên nhân sốc phản vệ

+ Nguyên nhân chính là thuốc, thức ăn và côn trùng đốt

+ Các chế phẩm máu: huyết tương, khối hồng cầu, tiểu cầu…

+ Thuốc: kháng sinh, cản quang, gây mê, gây tê….

+ Thức ăn: tôm, cua, nhộng tằm, lạc …

+ Côn trùng đốt: ong đốt, bọ cạp…

phản vệ, sốc phản vệ

Các chất trung gian trong phản vệ

Các chất trung gian   Tác dụng sinh lý Biểu hiện lâm
Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu Prostaglandins Leukotrienes Tryptase Kinin Heparin Chymase TNF Interleukin-1 Nitric oxide Histamine Tăng tính thấm mạch Giãn mạch ngoại vi Co thắt mạch vành Co thắt cơ trơn Kích thích thần kinh cảm giác Hoạt hóa quá trình viêm Huy động các tế bào viêm Hoạt hóa thần kinh giao cảm Phù mạch, Sẩn Phù thanh quản Huyết áp hạ, choáng Thiếu máu cục bộ cơ tim Thở khò khè Buồn nôn, nôn, Đau bụng, tiêu chảy Ngứa

Lieberman P. Specific and idiopathic anaphylaxis: pathophysiology and treatment.In: Bierman W, ed. Allergy, asthma, and immunology, from infancy to adulthood. 3d ed. Philadelphia: W.B. Saunders, 1996:297-320.

Triệu chứng lâm sàng

Sau khi tiếp xúc với dị nguyên từ vài phút tới vài giờ

+ Da hoặc niêm mạc: mề đay, mẩn ngứa, phù mi mắt, phù môi, phù lưỡi, phù thanh môn.

+ Hô hấp: phù thanh môn biểu hiện rít thanh quản, co thắt phế quản gây triệu chứng như hen, dẫn đến suy hô hấp, giảm ô xy máu

+ Tim mạch: tụt huyết áp (< 90 mmHg, hoặc giảm quá 30% so với HA nền) và các biểu hiện lâm sàng của tụt huyết áp (mệt thỉu, ngất…)

+ Tiêu hóa: đau quặn bụng, nôn, ỉa chảy

Biểu hiện lâm sàng phản vệ

Huyết áp khi mới xuất hiện phản vệ

Thời gian xuất hiện phản vệ

Chẩn đoán phản vệ:

Triệu chứng gi ý

Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chng sau:

+ Mày đay, phù mạch nhanh.

+ Khó thở, tức ngực, thở rít.

+ Đau bụng hoặc nôn.

+ Tụt huyết áp hoặc ngất.

+ Rối loạn ý thức.

Các bệnh cảnh lâm sàng:

Bệnh cảnh lâm sàng 1: Các triệu chứng xuất hiện trong vài giây đến vài giờ ở da, niêm mạc (mày đay, phù mạch, ngứa…) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau:

+ Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít).

+ Tụt huyết áp (HA) hay các hậu quả của tụt HA (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ…).

Bệnh cảnh lâm sàng 2: ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ:

+ Biểu hiện ở da, niêm mạc: mày đay, phù mạch, ngứa.

+ Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít).

+ Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ…).

+ Các triệu chứng tiêu hóaa (nôn, đau bụng …)

Bệnh cảnh lâm sàng 3: Tụt huyết áp xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ mà người bệnh đã từng bị dị ứng:

+ Trẻ em: giảm ít nhất 30% huyết áp tâm thu (HA tối đa) hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi (huyết áp tâm thu < 70mmHg).

+ Người lớn: Huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 30% giá trị huyết áp tâm thu nền.

Chẩn đoán phân biệt:

+ Các trường hợp sốc: sốc tim, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm khuẩn.

+ Tai biến mạch máu não.

+ Các nguyên nhân đường hô hấp: COPD, cơn hen phế quản, khó thở thanh quản (do dị vật, viêm).

+ Các bệnh lý ở da: mày đay, phù mạch.

+ Các bệnh lý nội tiết: com bão giáp trạng, hội chứng carcinoid, hạ đường máu.

+ Các ngộ độc: rượu, opiat, histamin./.

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ PHẢN VỆ 

Phản vệ được phân thành 4 mức độ như sau:

(lưu ý mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự)

1. Nhẹ (độ 1): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

2. Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

+ Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

+ Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.

+ Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

+ Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

3.Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

+ Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

+ Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.

+ Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

+ Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

+ Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn./.

Phụ lục III

HƯỚNG DẨN XỬ TRÍ CẤP CỨU PHẢN VỆ

I. Nguyên tắc chung

1. Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.

2. Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ.

3. Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chân đoán phản vệ từ độ II trở lên.

4. Ngoài hướng dẫn này, đối với một số trường hợp đặc biệt còn phải xử trí theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

II. Xử trí phản vệ nhẹ (độ 1): dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng hoặc nguy kịch

  1. Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh.
  2. Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời.

III. Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, ni)

Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh:

1. Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có).

2. Tiêm hoặc truyền adrenalin (theo mục IV dưới đây).

3. Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn.

4. Thở ô xy: người lớn 6-101/phút, trẻ em 2-41/phút qua mặt nạ hờ.

5. Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh.

+ Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn).

+ Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản).

+ Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cờ 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh (theo mục IV dưới đây).

+ Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có).

IV. Phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch

Mục tiêu: nâng và duy trì ổn định HA tối đa của người lớn lên > 90mmHg, trẻ em > 70mmHg và không còn các dấu hiệu về hô hấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu về tiêu hóa như nôn mửa, ỉa chảy.

1.  Thuốc adrenalin lmg = lml = 1 ống, tiêm bắp:

a)  Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg: 0,2ml (tương đương 1/5 ống).

b)  Trẻ khoảng 10 kg: 0,25ml (tương đương 1/4 ống).

c)  Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tương đương 1/3 ống).

d)  Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2 ống).

e)  Người lớn: 0,5-1 ml (tương đương 1/2-1 ống).

2.  Theo dõi huyết áp 3-5 phút/lần.

3.  Tiêm nhắc lại adrenalin liều như khoản 1 mục IV 3-5 phú/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định.

4.  Nếu mạch không bắt được và huyết áp không đo được, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắp như khoản 1 mục IV hoặc có nguy cơ ngừng tuần hoàn phải:

a)  Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 (1 ống adrenalin lmg pha với 9ml nước cất = pha loãng 1/10). Liều adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứu phản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalin tiêm tĩnh mạch trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Liều dùng:

–    Người lớn: 0,5-lml (dung dịch pha loãng l/10.000=50-100|ig) tiêm trong 1 -3 phút, sau 3 phút có thể tiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên. Chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền.

–    Trẻ em: Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm.

b)  Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin (pha adrenalin với dung dịch natriclorid 0,9%) cho người bệnh kém đáp ứng với adrenalin tiêm bắp và đã được truyền đủ dịch. Bắt đầu bằng liều 0,1 |ig/kg/phút, cứ 3-5 phút điều chỉnh liều adrenalin tùy theo đáp ứng của người bệnh.

c)  Đồng thời với việc dùng adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục, truyền nhanh dung dịch natriclorid 0,9% 1.000ml-2.000ml ở người lớn, 10-20ml/kg trong 10-20 phút ở trẻ em có thể nhắc lại nếu cần thiết.

Khi đã có đường truyền tĩnh mạch adrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì có thể theo dõi mạch và huyết áp 1 giờ/lần đến 24 giờ.

Bảng tham khảo cách pha loãng adrenalin vói dung dịch Nacl 0,9% và tốc độ truyền tĩnh mạch chậm

01 ống adrenalin lmg pha với 250ml Nacl 0,9% (như vậy lml dung dịch pha loãng có 4ig adrenalin)

Cân nặng người bệnh (kg)  Liêu truyên tĩnh mạch adrenalin khởi đầu (0,l|ig/kg/phút)        Tốc độ (giọt/phút) với kim tiêm 1 ml=20 giọt

Khoảng 80    2ml               40 giọt

Khoảng 70    l,75ml           35 giọt

Khoảng 60    l,50ml            30 giọt

Khoảng 50    l,25ml            25 giọt

Khoảng 40    lml                20 giọt

Khoảng 30    0,75ml           15 giọt

Khoảng 20    0,5ml            10 giọt

Khoảng 10    0,25ml         5 giọt

V. Xử trí tiếp theo

1. Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn: Tuỳ mức độ suy tuần hoàn, hô hấp có thể sử dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

+  Thở oxy qua mặt nạ: 6 – 10 lít/phút cho người lớn, 2 – 4 lít/phút ở trẻ em,

+ Bóp bóng AMBU có oxy,

+ Đặt ống nội khí quản thông khí nhân tạo có ô xy nếu thở rít tăng lên không đáp ứng với adrenalin,

+ Mở khí quản nếu có phù thanh môn-hạ họng không đặt được nội khí quản,

+ Truyền tĩnh mạch chậm: aminophyllin 1 mg/kg/giờ hoặc salbutamol

0,1 µg/kg/phút hoặc terbutalin 0,µg/kg/phút (tốt nhất là qua bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch),

+  Có thể thay thế aminophyllin bằng salbutamol 5mg khí dung qua mặt nạ hoặc xịt họng salbutamol l00 µg người lớn 2-4 nhát/lân, trẻ em 2 nhát/lần, 4-6 lần trong ngày.

2. Nếu không nâng được huyết áp theo mục tiêu sau khi đã truyền đủ dịch và adrenalin, có thể truyền thêm dung dịch keo (huyết tương, albumin hoặc bất kỳ dung dịch cao phân tử nào sẵn có).

3. Thuốc khác:

– Methylprednisolon l-2mg/kg ở người lớn, tối đa 50mg ở trẻ em hoặc hydrocortison 200mg ở người lớn, tối đa 100 mg ở trẻ em, tiêm tĩnh mạch (có thê tiêm bắp ở tuyến cơ sở).

Kháng histamin HI như diphenhydramin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: người lớn 25-50mg và trẻ em 10-25mg.

– Kháng histamin H2 như ranitidin: ở người lớn 50mg, ở trẻ em lmg/kg pha trong 20ml Dextrose 5% tiêm tĩnh mạch trong 5 phút.

– Glucagon: sử dụng trong các trường hợp tụt huyết áp và nhịp chậm không đáp ứng với adrenalin. Liều dùng: người lớn l-5mg tiêm tĩnh mạch trong 5 phút, trẻ em 20-30^ig/kg, tối đa lmg, sau đó duy trì truyền tĩnh mạch 5-15|ig/phút tuỳ theo đáp ứng lâm sàng. Bảo đảm đường thở tốt vì glucagon thường gây nôn.

– Có thể phổi hợp thêm các thuốc vận mạch khác: dopamin, dobutamin, noradrenalin truyền tĩnh mạch khi người bệnh có sốc nặng đã được truyền đủ dịch và adrenalin mà huyết áp không lên.

VI. Theo dõi

1. Trong giai đoạn cấp: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, Sp02 và tri giác 3-5 phút/lần cho đến khi ổn định.

2. Trong giai đoạn ổn định: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpƠ2 và tri giác mỗi 1-2 giờ trong ít nhất 24 giờ tiếp theo.

3. Tất cả các người bệnh phản vệ cần được theo dõi ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ôn định và đề phòng phản vệ pha 2.

Ngừng cấp cứu: nếu sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực không kết quả.

Yhocvn.net (Trích theo thông tư 51 BYT Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí phản vệ)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook