Trong y khoa, sương mù não không phải là một bệnh lý cụ thể mà là một loại rối loạn chức năng nhận thức. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên ảnh hưởng đến khả năng tập trung, lúc nhớ, lúc quên… gây nhiều phiaền toái, làm giảm chất lượng cuộc sống. Sương mù não cũng là một trong số các triệu chứng cho thấy sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO).
Đây là một dạng rối loạn nhận thức với một số những biểu hiện đặc thù. Trong đó suy giảm trí nhớ là dấu hiệu rõ ràng nhất ở người bị sương mù não. Tình trạng này xảy ra khiến khả năng xử lý thông tin của não kém hơn rất nhiều, trí nhớ bị giảm sút. Người bệnh lúc nhớ, lúc quên, thường xuyên quên đồ đạc, quên mình định nói gì, làm gì, thậm chí không nhớ được những thông tin vừa đọc, không nhớ được tên người thân… gây ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày khiến cuộc sống của người bệnh bị xáo trộn.
Những triệu chứng đặc trưng của sương mù não
Giảm khả năng tập trung là biểu hiện nhận biết rõ nhất của người bị mắc bệnh. Khi hoạt động của hệ thần kinh bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ khó tập trung, chú ý vào một sự vật do vậy họ thường có biểu hiện đang làm dở việc này lại chuyển sang việc khác, định nói gì lại quên ngay… gây ảnh hưởng đến học tập và hiệu suất công việc.
Suy nghĩ chậm chạp cũng là biểu hiện của bệnh. Nguyên nhân do hệ thần kinh bị rối loạn và mất tự chủ nên những tín hiệu truyền đến não có thể bị ngắt quãng. Do đó người bệnh thường suy nghĩ, phản ứng chậm hơn bình thường.
Rối loạn cảm xúc thường gặp ở người bị mắc bệnh do người bệnh thường xuyên thay đổi tâm trạng. Có thể đang rất hào hứng, vui vẻ chuyển sang buồn, cáu giận bất thường, thậm chí trầm cảm. Tất cả những hệ luỵ trên gây ảnh hưởng đến công việc, học tập, thậm chí khiến cho những mối quan hệ với những người xung quanh bị rạn nứt.
Mệt mỏi kéo dài cũng là triệu chứng ở người bị sương mù não. Mặc dù không phải làm việc nhiều, dưỡng sức thường xuyên, tuy nhiên người mắc luôn cảm thấy mệt mỏi khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Những nguyên nhân gây sương mù não
Ảnh hưởng của thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Trong đó một số chất được cơ thể tiết ra với mục đích nuôi dưỡng thai nhi có thể gây ra tình trạng này, khiến mẹ bầu có biểu hiện hay quên, thiếu tập trung.
Bệnh đa xơ cứng
Khoảng 50% bệnh nhân bị đa xơ cứng gặp phải vấn đề về trí nhớ, sự chú ý và khả năng ngôn ngữ.
Ảnh hưởng của các loại hóa chất và thuốc
Một số loại thuốc, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn có thể gây ra bệnh. Do đó sau khi dùng bất cứ loại thuốc nào, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như suy giảm trí nhớ, mệt mỏi kéo dài nên đi khám sớm, vì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp bị sương mù não do mẫn cảm với các loại hóa chất gây ra.
Mắc bệnh ung thư và điều trị ung thư
Một số bệnh nhân ung thư cũng gặp phải các triệu chứng sương mù não nếu có khối u ảnh hưởng đến não. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, dùng các loại thuốc có tác dụng mạnh có thể gây ra một số ảnh hưởng đến não bộ trong đó có sương mù não. Có người bị ảnh hưởng trong một thời gian dài, cũng có người chỉ ảnh hưởng trong một thời gian ngắn.
Thời kỳ mãn kinh
Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh cơ thể thay đổi như tăng nhiệt độ, hay bị bốc hỏa, đổ mồ hôi, nhịp tim tăng nhanh và tình trạng sương mù não dẫn đến khó khăn khi làm việc và ghi nhớ. Những trường hợp này có thể được điều trị bằng cách bổ sung nội tiết tố.
Hội chứng mệt mỏi mạn tính
Mệt mỏi mạn tính là bị mệt mỏi trong suốt một thời gian dài. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị sương mù não, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh khiến bệnh nhân rất khó tập trung, luôn cảm thấy mệt mỏi, bối rối.
Trầm cảm
Đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ trầm cảm gây ra sương mù não hay sương mù não dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, để khắc phục những triệu chứng sương mù não ở những trường hợp này cần điều trị cả tâm lý và uống thuốc chống trầm cảm…
Ngoài những nguyên nhân trên, sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO) cũng dẫn đến chứng sương mù não. Các loài vi khuẩn phổ biến nhất trong phát triển quá mức của vi khuẩn ở ruột non bao gồm streptococci, Bacteroides, Escherichia, Lactobacillus, Klebsiella và Aeromonas. Các vi khuẩn dư thừa sẽ tiêu thụ các chất dinh dưỡng, bao gồm cả carbohydrate và vitamin B12 gây thiếu calo, thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến hiện tượng sương mù não ở bệnh nhân SIBO.
Phương phòng tránh sương mù não
– Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ vitamin, dưỡng chất.
– Kiểm soát căng thẳng.
– Luyện tập thể dục hàng ngày như tập đi bộ, đạp xe, tập yoga…
– Ngủ đủ thời gian từ 6 đến 8h/ngày, không thức quá khuya. Không dùng cà phê hoặc trà để tránh mất ngủ. Hạn chế ăn đường vì lượng đường tiêu thụ nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, giảm khả năng ghi nhớ…
Song song với những giải pháp trên, bảo vệ hệ vi sinh đường ruột luôn khoẻ mạnh là phương pháp tối ưu phòng tránh các căn bệnh như tiêu chảy, da đỏ, vảy nến, bạch biến, sương mù não…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Phương pháp điều trị triệu chứng sương mù não do SIBO
Làm thế nào để di chứng sương mù não hậu Covid-19 sớm biến mất
Hội chứng hoạt hoá tế bào mast triệu chứng của SIBO
Viêm xơ cơ triệu chứng hiếm gặp của SIBO
Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.