Tế bào mast là một tế bào miễn dịch đặc biệt của cơ thể do tủy xương sản xuất và cư trú nhiều ở da, hệ tiêu hóa, đường hô hấp và hệ bạch huyết. Chức năng chính của tế bào mast là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và giúp nhanh lành vết thương.
Hội chứng hoạt hoá tế bào mast (MCAS) là tình trạng khiến các tế bào mast giải phóng các chất này quá nhiều và thường xuyên, dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Hội chứng hoạt hoá tế bào mast cũng là triệu chứng cho thấy sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO).
Tế bào mast là một tế bào miễn dịch đặc biệt của cơ thể do tủy xương sản xuất và cư trú nhiều trên da, hệ tiêu hóa, đường hô hấp và hệ bạch huyết. Chức năng chính của tế bào mast là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ nhanh lành vết thương bằng cách giải phóng các chất như histamine và leukotrienes. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó dẫn đến số lượng tế bào mast trong cơ thể quá nhiều gây ra bệnh lý.
Theo cơ chế tự nhiên, sau khi phát hiện chất gây dị ứng, các tế bào mast có nhiệm vụ giải phóng các chất được gọi là chất trung gian dẫn đến kích hoạt phản ứng viêm. Ở những người bị MCAS, các tế bào mast hoạt động quá mức gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Bệnh tế bào mast (hay còn gọi là Mastocytosis) xảy ra do sự xâm nhập bất thường các tế bào mast vào da, các mô và các cơ quan khác. Biểu hiện của bệnh bao gồm ngứa, đỏ bừng và tăng tiết dạ dày, gây khó tiêu nên còn gọi là bệnh quá mẫn tức thì, xảy ra do sự giải phóng chất trung gian hóa học như histamin, cytokine viêm, heparin và leukotrienes.
Bệnh được chẩn đoán và xác định thông qua sinh thiết da hoặc tủy xương hoặc kết hợp cả hai. Phương pháp điều trị đặc hiệu là dùng các thuốc kháng histamin kết hợp điều trị các biến chứng hoặc rối loạn đi kèm.
Nguyên nhân gây bệnh tế bào mast
Nguyên nhân gây bệnh tế bào mast do một dạng đột biến kích hoạt (D816V) ở gen mã hóa cho thụ thể c-kit của tế bào gốc bên trong tế bào mast dẫn đến tăng quá trình tự phosphoryl hóa thụ thể này và gây tăng sinh tế bào mast không kiểm soát được.
Các yếu tố nguy cơ gây khởi phát bệnh
Những bệnh nhân có đột biến gen sẵn như quá trình gây tê tại chỗ, gây tê ngoài da…
Các tiếp xúc cơ thể do nhiệt như quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ nhanh…
Do xoa bóp, massage hoặc cào gãi trên da;
Đồ uống có cồn như rượu, bia;
Stress cả về thể chất và tinh thần;
Côn trùng đốt;
Dị ứng thực phẩm…
Ngoài những nguyên nhân trên, sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non SIBO cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt hoá tế bào mast.
Các loại bệnh tế bào mast
Bệnh tế bào mast ở da thường gặp ở đối tượng trẻ em với biểu hiện chủ yếu là mề đay sắc tố dạng dát sẩn màu nâu phân bố khu trú hoặc lan tỏa hoặc phát ban da kèm bóng nước và gây ngứa nhiều.
Triệu chứng toàn thân hay gặp kèm theo là cảm giác nóng bừng, nôn ói, tiêu chảy, đau đầu hoặc có thể ngất. Các biểu hiệu này do các tế bào mast xâm lấn vào da và giải phóng các chất trung gian hóa học gây nên. Những tổn thương trên da có thể tiến triển thành dạng nốt và mảng. Trong đó, các chấn thương da dạng cục thường phân bố khu trú dạng dát sẩn có xu hướng lan tỏa toàn thân.
Bệnh tế bào mast hệ thống
Bệnh tế bào mast hệ thống còn có tên gọi khác là bệnh quá mẫn tức thì (type I) thường gặp ở người trưởng thành. Triệu chứng đặc trưng là các tổn thương đa ổ trong tủy xương kèm theo các tổn thương đa cơ quan khác như da, hạch bạch huyết, gan, lách và đường tiêu hóa.
Bệnh tế bào mast hệ thống gồm các thể bệnh khác nhau
Bệnh tế bào mast hệ thống không hoạt động: Các chức năng cơ quan không bị rối loạn, không có triệu chứng lâm sàng và có tiên lượng tốt. Đây là thể bệnh hay gặp nhất.
Bệnh tế bào mast hệ thống kết hợp bất thường huyết học như bệnh tăng sinh tủy, loạn sinh tủy, u lympho… Thể bệnh này dễ gặp sau bệnh tế bào mast hệ thống không hoạt động;
Bệnh tế bào mast xâm lấn phát triển nhanh và gây suy giảm nặng chức năng các cơ quan; Bệnh bạch cầu tế bào mast: Sinh thiết tủy có hơn 20% tế bào mast trong tủy xương. Biểu hiện bệnh không có tổn thương da, suy đa cơ quan và tiên lượng xấu. Tuy nhiên, thể bệnh tế bào mast này rất hiếm gặp.
Từ những phân tích trên cho thấy việc điều trị bệnh tế bào mast dựa trên những nguyên nhân cụ thể để điều trị sẽ mang lại những kết quả tốt nhất. Đối với người mắc bệnh do sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO) cần áp dụng phương pháp khoa học, đưa các chỉ số của vi khuẩn đường ruột về mức 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn có tác dụng bảo vệ hệ vi sinh đường ruột và phòng ngừa những căn bệnh do sự bất thường từ hệ vi sinh đường ruột gây ra, đặc biệt là hội chứng hoạt hoá tế bào mast (MCAS).
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Viêm xơ cơ triệu chứng hiếm gặp của SIBO
Tiểu không tự chủ triệu chứng của SIBO
Hướng dẫn khi làm test hơi thở Hydrogen, Methane chẩn đoán SIBO
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.