Thứ Bảy, 30/09/2017 | 08:39

Nhiều người có thói quen ngay sau khi ăn thì lập tức uống ngay nước lạnh để thỏa mãn cơn khát và giải tỏa khi ăn nóng. Mới đây, trên một số trang thông tin chia sẻ việc uống nước lạnh ngay sau bữa ăn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể tổn thương đến tim. Và theo quan điểm: “Không uống nước đá, không ăn lạnh, ăn nhiều những thứ nóng.” Vậy thực hư vấn đề này như thế nào?

 

Chia sẻ về vấn đề uống nước lạnh hại tim mạch, Ths.Bs. Lý Đức Ngọc  – Trung tâm Tim mạch bệnh viện E cho biết: uống nước lạnh ngay sau bữa ăn thực ra ko liên quan gì tới nguy cơ bệnh tim mạch. Các nguy cơ tim mạch chỉ có tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu. Nên nói uống nước lạnh hay nóng ngay sau bữa ăn không tốt cho hệ tim mạch là không có cơ sở khoa học và việc này cần có thời gian nghiên cứu trên lâm sàng. Chỉ lưu ý là những người có bệnh tim mạch mạn tính nên tránh những xúc cảm nóng lạnh đột ngột dễ gây khởi phát đợt cấp tính.

Theo như tôi được biết, nếu thường xuyên dùng quá nhiều đồ uống lạnh sẽ thiếu nước cung cấp cho tế bào, trong khi lượng nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Ngoài ra, tuy đồ uống lạnh có làm tạm thời sảng khoái nhưng nhiệt không thoát ra được, càng uống nhiều đồ uống lạnh thì sẽ càng khiến lỗ chân lông bị bít lại, cơ thể không tản được nhiệt ra ngoài, nên cái nóng vẫn không giảm được bao nhiêu.

Người trẻ tuổi và  sức khỏe bình thường thì có thể dùng đồ uống lạnh có nhiệt độ khoảng 8 – 15oC. Mùa hè oi bức, sau khi lao động, luyện tập có thể dùng nước sôi để nguội hoặc nước chanh, cam, mía… với vài viên đá và uống nước chậm rãi từ từ. Nếu đồ uống lạnh quá mức cho phép sẽ làm cho các vi mạch trong dạ dày, ruột co thắt lại dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa.

Ở một quan điểm khác, nhiều ý kiến cho rằng, đối với người có tuổi, đặc biệt những người mắc bệnh tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não càng phải thận trọng khi dùng đồ uống lạnh. Bởi vì không chỉ gây tổn thương đến hệ tiêu hóa mà còn có thể dẫn tới co thắt mạch máu não. Chính vì vậy, người cao tuổi nên hạn chế đến mức tối đa dùng đồ uống lạnh, tốt nhất là uống nước ấm.

Sự thật uống nước lạnh sau ăn có hại tim?

  • Sự thật uống nước lạnh sau ăn có hại tim?
    Thầy giáo 75 tuổi chia sẻ cách “dứt điểm” Đờm (đàm) Ho, Khó thở, Hen suyễn, COPD

  • Sự thật uống nước lạnh sau ăn có hại tim?
    Đừng tiếc 1 phút đọc bài này nếu bị khó ngủ, ngủ chập chờn để rồi phải hối hận

Ths.Bs. Lý Đức Ngọc-Trung tâm Tim mạch bệnh viện E

Không nên vừa ăn, vừa uống nước (đặc biệt với nước lạnh). Như vậy, dễ dẫn tới các ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, thể tích cơ thể tăng lên, dễ dẫn tới nhanh no. Khi ăn nóng hoặc luyện tập, lao động nóng bức sẽ uống nhiều nước lạnh sẽ khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn để cân bằng nhiệt lượng không hoàn toàn chính xác. Uống nước đá còn khiến hoạt động của hệ thống tim mạch ảnh hưởng. Lý giải cho hiện tượng này, Chuyên gia Yvonne Bohn, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Trung tâm y khoa Cystex cho biết, dây thần kinh phế vị chạy qua gáy dễ bị nhiệt lượng tác động và ảnh hưởng. Khi uống nhiều nước lạnh, hệ thống thần kinh này sẽ bị ức chế dẫn tới suy giảm nhịp tim. Tuy nhiên, các nhà khoa học đến từ Mayo Clinic và Đại học Columbia lại khẳng định thông tin đó không đáng tin cậy.

Uống nước như thế nào tốt cho hệ tim mạch?

Uống nước cũng không ảnh hưởng gì tới hệ tim mạch mà cũng không có loại nước nào là tốt cho tim cả, BS. Ngọc chia sẻ. Uống nước cần đủ và sạch là được, một số bệnh nhân suy tim mạn tính cần hạn chế lượng nước và muối để giảm tải cho tim tuy nhiên cũng không phải hạn chế hoàn toàn mà uống đủ theo chỉ định của bác sĩ tim mạch. Bs Ngọc lưu ý thêm.

Sự thật uống nước lạnh sau ăn có hại tim?

Nếu phát hiện đột quỵ tái phát cần theo dõi chỉ số huyết áp các dấu hiệu thần kinh như tê bì yếu đau đầu choáng. Tuy nhiên nếu để xảy ra những dấu hiệu này thì đôi khi đã muộn. Nếu có tiền sử đột quỵ cần phải đến những cơ sở tim mạch lớn để khám quản lý để tìm nguyên nhân gây đột quỵ từ đó có chiến lược chữa bệnh vì nếu đột quỵ xảy ra đến lần thứ 2 , 3 thì rất khó qua khỏi. Ngày nay với sự tiến bộ của y học và ngành tim mạch thì việc tìm nguyên nhân và chữa trị là hoàn toàn có thể làm được.

Lời khuyên cho bệnh nhân tim mạch

Theo Ths. Ngọc, đối với người đã mắc bệnh tim mạch thì nên có chế độ ăn riêng cho từng bệnh ví dụ như  Tăng huyết áp – suy tim thì chế độ ăn giảm muối: nhớ là giảm muối chứ không phải ăn nhạt trung bình khoảng 2-3g muối / ngày (người bình thường ăn từ 6-12g) tức là lượng muối giảm khoảng 1/3-1/2 so với bình thường lưu ý là muối có trong cả nước mắm. Với những người có rối loạn chuyển hoá thì những thức ăn giầu cholesterol như trứng óc lòng phủ tạng động vật cũng nên hạn chế, nếu có bệnh  tim mạch và Đái tháo đường thì kiêng đồ ngọt, mứt, hoa quả sấy, củ quả giầu tinh bột vì sau ăn sẽ khó kiểm soát đường huyết. Nói chung thì cũng không cần ăn kiêng kem quá nhiều chỉ cần lưu ý ăn vừa đủ tuân thủ chế độ ăn và thuốc men theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mai Lê (ghi)

Nguồn: SKDS

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook