Thứ Hai, 05/10/2020 | 00:00

Quản lý bệnh rối loạn lưỡng cực và công việc

Bệnh rối loạn lưỡng cực là loại bệnh tâm thần, có thể gây ra những thay đổi nghiêm trọng trong tâm trạng của người bệnh. Những người bị rối loạn lưỡng cực có thể “chuyển động” từ tâm trạng hưng phấn gọi là hưng cảm đến tâm trạng cực kỳ thấp gọi là trầm cảm. Những thay đổi tâm trạng này, cùng với các triệu chứng khác của rối loạn lưỡng cực có thể tạo ra một loạt thách thức trong cuộc sống cá nhân người bệnh, người thân và xã hội.

Rối loạn lưỡng cực hay các rối loạn về sức khỏe tâm thần khác có khả năng gây khó khăn cho người bệnh tìm và giữ việc làm. Họ cũng gặp khó khăn tại nơi làm việc đặc biệt nếu các triệu chứng hiện tại đang rõ ràng và ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động hàng ngày.

Trong một cuộc khảo sát, 88% những người bị rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm cho biết tình trạng của họ đã ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của họ. Khoảng 58% trong số họ hoàn toàn bỏ làm.

Có rất nhiều thách thức liên quan đến việc mắc chứng rối loạn lưỡng cực và giữ một công việc. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng công việc thực sự có thể khá hữu ích đối với những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực.

Công việc có thể mang lại cho người bệnh cảm giác ổn định, giảm trầm cảm, tăng cường sự tự tin. Điều này có thể giúp cải thiện tâm trạng tổng thể tâm lý, tiếp thêm động lực cho người bệnh.

Quản lý bệnh rối loạn lưỡng cực và công việc
Quản lý bệnh rối loạn lưỡng cực và công việc

Những công việc tốt nhất cho những người bị rối loạn lưỡng cực là gì?

Không có một công việc phù hợp với tất cả mọi người. Điều này cũng đúng với những người bị rối loạn lưỡng cực. Thay vào đó, những người có tình trạng này nên tìm kiếm công việc phù hợp với cá nhân họ. Dưới đây là một số điều cần cân nhắc khi quyết định lựa chọn công việc cho người mắc bệnh

– Môi trường làm việc

Công việc này có hỗ trợ lối sống người bệnh, giúp họ phát triển, hay nó sẽ quá thách thức trong điều kiện căng thẳng, giờ giấc thất thường?

Đối với nhiều người mắc chứng rối loạn lưỡng cực, một không gian làm việc yên tĩnh, thư thái có thể giúp họ duy trì lịch làm việc thường xuyên, cải thiện tâm trạng.

– Lịch trình

Làm việc bán thời gian với lịch trình thích ứng có thể hữu ích cho những người bị rối loạn lưỡng cực. Nó cũng có thể hữu ích để làm việc trong ngày. Những ca làm việc qua đêm hoặc những công việc đòi hỏi bạn phải trực đêm, có thể không phải là một ý kiến ​​hay vì giấc ngủ rất quan trọng đối với họ. Duy trì thói quen ngủ/thức bình thường có thể có lợi với bệnh rối loạn lưỡng cực.

– Đồng nghiệp

Tìm kiếm một công việc mà đồng nghiệp ở đó có những sự tương đồng, ôn hòa. Không phải quá cạnh tranh. Có đồng nghiệp hỗ trợ cũng rất hữu ích để cảm thấy được thấu hiểu và đối phó trong những tình huống căng thẳng. Đây là điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và hạnh phúc của bạn.

– Công việc có sáng tạo không?

Nhiều người bị rối loạn lưỡng cực làm tốt nhất khi họ có một công việc mà họ có thể sáng tạo. Có thể hữu ích nếu người bệnh tìm một công việc mà bạn có thể sáng tạo trong công việc hoặc một công việc người bệnh đủ thời gian rảnh cho các dự án sáng tạo.

Khi tìm việc cho những người mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực bạn nên tìm hiểu sâu hơn một chút để cố gắng hiểu rõ hơn về họ để có một công việc phù hợp.

+ Sở thích

+ Sức mạnh và khả năng

+ Kỹ năng

+ Đặc điểm tính cách

+ Giá trị

+ Sức khoẻ thể chất

+ Giới hạn, kích hoạt và rào cản

Hãy xem xét các yếu tố:

+ Nhiệm vụ phải làm việc

+ Kỹ năng cần thiết

+ Giáo dục hoặc đào tạo bắt buộc

+ Giấy phép hoặc chứng chỉ bắt buộc

+ Giờ làm việc bình thường

+ Điều kiện làm việc (nhu cầu thể chất, môi trường và mức độ căng thẳng)

+ Lương và phúc lợi

+ Cơ hội thăng tiến

+ Triển vọng việc làm

Nếu người bệnh không thể tìm thấy một công việc phù hợp với mình, có lẽ họ nên cân nhắc việc bắt đầu kinh doanh của riêng mình. Họ có thể tạo công việc của riêng mình cho phép họ sáng tạo, linh hoạt hơn phát huy ‘thế mạnh’ của người mắc bệnh này.

Làm thế nào căng thẳng liên quan đến công việc có thể ảnh hưởng đến một người bị rối loạn lưỡng cực?

Một số môi trường làm việc có thể khó đoán, đòi hỏi nhiều và khó khăn. Tất cả những điều này có thể gây ra căng thẳng.

Đối với một người bị rối loạn lưỡng cực, căng thẳng này có thể có tác động tiêu cực tổng thể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Để quản lý căng thẳng trong công việc:

+ Nghỉ giải lao thường xuyên và đều đặn, ngay cả khi người bệnh không chắc mình có cần nghỉ giải lao hay không

+ Sử dụng các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu và thiền định để giảm căng thẳng

+ Nghe nhạc thư giãn hoặc ghi âm thanh thiên nhiên

+ Đi dạo quanh khu nhà vào bữa trưa

+ Nói chuyện với mạng hỗ trợ của bạn nếu bạn cần trợ giúp

+ Nghỉ làm để trị liệu và điều trị khi cần thiết

+ Duy trì một lối sống lành mạnh cũng có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng trong công việc.

+ Tập thể dục thường xuyên,

+ Ăn uống lành mạnh,

+ Ngủ đủ giấc

+ Đảm bảo tuân thủ kế hoạch điều trị của bạn.

Người bị rối loạn lưỡng cực có những quyền hợp pháp nào tại nơi làm việc?

Mặc dù ngày nay mọi người thường cởi mở hơn trong việc thảo luận về bệnh tâm thần, nhưng vẫn còn một sự kỳ thị. Điều đó không đúng, nhưng mọi người có thể đối xử với người bệnh theo cách của họ.

Mặt khác, có nhiều người đang hiểu về tình trạng sức khỏe tâm thần và những thách thức mà họ có thể gây ra trong công việc. Vì lý do này, trong một số trường hợp, việc chia sẻ chẩn đoán bệnh với sếp, bộ phận nhân sự có thể thực sự hữu ích không? Hãy cân nhắc nhé.

Nếu những người làm việc với bạn nhận thức được tình trạng của người bệnh, họ có thể sẽ thích ứng với họ, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn hay thậm trí chia sẻ bớt áp lực hay thông cảm với người bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể như vậy.

Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng tìm và giữ được một công việc nếu tình trạng sức khỏe tâm thần làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn, nhưng nếu bạn nỗ lực hơn nữa, ý thức hơn nữa về bệnh và chịu hợp tác với bác sĩ để quản trị nó thì bạn có thể tìm được một công việc ưng ý.

Yhocvn.net (lược dịch theo healthyline.com)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Rối loạn lưỡng cực và các yếu tố ảnh hưởng
+ Cẩn trọng với căn bệnh thời đại mang tên rối loạn lưỡng cực

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook