Mụn cóc là một bệnh hay gặp ở lứa tuổi trẻ, từ 15-30 tuổi, do một loại virut HPV gây nên. Vị trí hay gặp ở 1/2 trước bàn chân. Thương tổn là những sẩn màu vàng đục, hoặc màu da nhỏ bằng hạt vừng, hạt đậu xanh, phát triển to dần tới 5mm đường kính.
Mụn cóc là một bệnh hay gặp ở lứa tuổi trẻ, từ 15-30 tuổi, do một loại virut HPV gây nên. Vị trí hay gặp ở 1/2 trước bàn chân. Thương tổn là những sẩn màu vàng đục, hoặc màu da nhỏ bằng hạt vừng, hạt đậu xanh, phát triển to dần tới 5mm đường kính. Thương tổn lúc này nổi cao sần sùi màu xám bẩn đôi khi có vết nứt trên bề mặt, đi lại rất đau. Người bệnh thường lấy dao cắt phần chóp để dễ đi lại nhưng vài ngày sau thương tổn lại mọc dày lên như cũ và xuất hiện thêm thương tổn mới, đôi khi thành đám như khảm trai. Bệnh dễ lây cho người khác và lan ra xung quanh.
Cũng giống như mụn cóc thông thường, trong điều trị mụn cóc bàn chân có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
Phương pháp hóa chất: dùng dung dịch axit chấm vào mụn cóc làm phá hủy tổ chức bệnh. Thị trường hiện nay có chế phẩm duofilm dùng rất tốt, chỉ định cho mụn cóc ở tay, chân, bôi từ 9-12 tuần dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa, không bôi thuốc lên vùng da lành.
Phương pháp đốt lạnh: dùng tuyết carbon hoặc nitơ lỏng phun lên mụn cóc gây bỏng tại chỗ. Phương pháp này rất an toàn và hiệu quả, nhưng đòi hỏi phải có hóa chất và dụng cụ chuyên dụng.
Phương pháp đốt nhiệt: đốt điện hoặc đốt laser hiện nay đang được áp dụng ở nhiều nơi, giải quyết nhanh, ít tái phát, hiệu quả và an toàn cao. Đốt rộng ra xung quanh thương tổn 0,2cm thì hầu như không có tái phát. Đây là phương pháp ưu việt nhất đối với mụn cóc lòng bàn chân.
Ths. Đỗ Xuân Khoát
Chưa có bình luận.