Thứ Bảy, 09/09/2023 | 14:57

Theo báo cáo tổng kết & đánh giá của Bộ Y Tế, bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) thường bùng phát mạnh từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Nguyên nhân bởi đây là thời gian khí hậu ẩm, tạo điều kiện để virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ khiến dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Bệnh đau mắt đỏ gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, thị lực… nếu không điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới tổn thương mắt & những biến chứng khôn lường.

Thống kê đến thời điểm hiện tại (tháng 9/2023) TPHCM ghi nhận hơn 71.000 trường hợp bị đau mắt đỏ, tăng hàng chục ngàn ca so với cùng kỳ năm 2022. Tại Hà Nội, số ca mắc ít hơn, tuy nhiên bệnh nhân mắc bệnh gặp nhiều ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhiều trường hợp đến bệnh viện trong tình trạng biến chứng nặng.

Đau mắt đỏ thực chất là tình trạng viêm kết mạc do nhiễm khuẩn, virut, viêm dị ứng gây ra. Những triệu chứng thường thấy khi bị đau mắt đỏ như: cộm, chảy nước mắt, mắt có nhiều rỉ, sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ…có thể kèm theo ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai… Các triệu chứng xuất hiện liên tiếp khoảng 3 ngày đầu sau đó giảm dần, bệnh hết sau 10 ngày và ít để lại di chứng. Tuy nhiên một số trường hợp có thể biến chứng viêm giác mạc gây ảnh hưởng đến thị lực.

Con đường lây lan đau mắt đỏ trong cộng đồng

Đau mắt đỏ lây lan qua các vật dụng sinh hoạt như dùng chung khăn, chậu rửa mặt, dùng tay dụi mắt sau đó dùng chung đồ vật với người khác, qua môi trường bể bơi, không khí, qua vật trung gian là ruồi, nhặng qua đường nước bọt, hơi thở..

Phương pháp phòng tránh

Để phòng tránh đau mắt đỏ lây lan trong cộng đồng và tạo thành dịch bệnh. Các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, không dùng chung những vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ dùng, bát ăn, cốc uống…

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước diệt khuẩn, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng, không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh, không tiếp xúc với người bệnh…

Lời kết

Bệnh đau mắt đỏ nếu được điều trị kịp thời sẽ không để lại biến chứng tuy nhiên nếu tự ý dùng thuốc hoặc điều trị không dứt điểm sẽ dẫn đến bị viêm, loét giác mạc. Đối với với các gia đình có trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, không áp dụng phương pháp dân gian như xông mắt bằng lá trầu không bởi có thể dẫn đến biến chứng nặng nề, gây bỏng, hỏng giác mạc của trẻ.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau mắt đỏ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định điều trị. Không đi học, đi làm… khi bị đau mắt đỏ để tránh bệnh lây lan trong cộng đồng. Phương pháp phòng bệnh đau mắt đỏ là sử dụng nước sạch, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không đưa tay bẩn lên mắt, không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, không dùng chung khăn mặt, cốc uống, đồ dùng cá nhân… Sau một ngày lao động có tiếp xúc với bụi có thể nhỏ mắt Natri Clorid 0,9% sau đó rửa mặt bằng khăn sạch, phơi khô. Song song với những phương pháp trên cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cùng với khuyến cáo giữ gìn vệ sinh, đeo khẩu trang để phòng bệnh thì bác sĩ còn lưu ý, với các gia đình khi có trẻ bị đau mắt đỏ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, không áp dụng phương pháp dân gian như xông mắt bằng lá trầu không bởi có thể dẫn đến biến chứng nặng nề, gây bỏng, hỏng giác mạc của trẻ.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chăm sóc bé bị sốt xuất huyết tại nhà

Dịch đau mắt đỏ vào mùa: dễ mắc, lây nhanh và có thể tái nhiễm lại nhiều lần

Nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Dấu hiệu nào thì nên đi khám mắt?

Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook