Thứ Sáu, 08/11/2019 | 10:00

Các nhóm thuốc hay dùng điều trị trong Nhãn khoa

Tinh chất phức hợp độc thần kinh

Chất độc botulium nhóm A (Botox) được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Clostridium botulium. Nó ngăn chặn dẫn truyền thần kinh cơ bằng cách gắn với điểm cảm thụ tại đầu tận của dây thần kinh vận động, ức chế giải phóng acetylcholin. Thuốc được dùng để điều trị co thắt mi. Liều thường được dùng là tiêm 5 đơn vị vào 6 điểm mỗi bên mắt: 2 điểm trên lông mày, 2 điểm vùng mi trên và 2 điểm vùng mi dưới. Thuốc cũng có thể được dùng để điều trị lác với cơ chế làm liệt và kéo dài cơ được tiêm và phản ứng rút ngắn cơ đối vận.

Các thuốc điều trị khô mắt

Các chất có tính nhầy và bôi trơn tạo nên một màng mỏng trước giác mạc và bảo vệ cho mắt khỏi bị khô. Các hoạt chất chính trong thuốc thường là cồn polyvinyl, Cellulose, methylcellulose và các chế phẩm như hydroxypropyl Cellulose, hydroxyethyl Cellulose, hydroxypropylmethyl Cellulose, carboxymethyl Cellulose. Các chế phẩm dùng nhiều lần thường có chất bảo quản như benzaconium clorua, chlorobutanol, thimerosal, acid sorbic. Tuy nhiên các thế hệ chất bảo quản mối thường không độc với giác mạc.

Các thuốc bôi trơn mắt là các thuốc mỡ có chứa petrolatum, lanolin lỏng, mỡ khoáng, methylparapel, polyparabel. Trong tương lai các thuốc điều trị khô mắt nhằm cung cấp chất dinh ddưỡngng cho bề mặt kết mạc cũng như phục hồi chức năng sống cho hệ thống tiết nước mắt.

Các thuốc giảm cương tụ

Naphazolin, tetrahydrozolin, phenylnephrin là những thuốc được dùng để co mạch kết mạc tạm thời. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm giãn mạch hơn khi thuốc hết tác dụng và cương tụ kết mạc.

Các dung dịch dùng nội nhãn

Các dung dịch đẳng trương vô khuẩn được dùng trong nội nhãn khi phẫu thuật, chúng thường chứa NaCl, KC1, CaC12, MgC12, acetat natri, dextrosa, acid glutathion disulfidehydrochloric, hydroxyd natri.

Các thuốc nhuộm chẩn đoán

Fluorecein 2%, xanh lissamin 1%, rose bengal 1% là những thuốc nhuộm được dùng để khám và chẩn đoán các bệnh của kêt giác mạc. Hai loại thuốc đầu cho thấy ranh giới của tổn thương biểu mô kết giác mạc, trong khi đó rose bengal cho thấy các tế bào biểu mô bất thường. Để nghiên cứu tuần hoàn hắc võng mạc cũng như biểu mô sắc tố, chụp mạch huỳnh quang sử dụng fluorescein 5%, 10% hoặc 25% tiêm vào tĩnh mạch cho phép chẩn đoán nhiều bệnh mạch máu và khối u võng mạc. Xanh indocyanin là thuốc được dùng để chụp mạch máu hắc mạc, thường tiêm 25 mg indocyanin vào tĩnh mạch để phát hiện các màng tân mạch hắc mạc trong thoái hoá hoàng điểm người già.

Xanh indocyanin và tryphan blue là thuốc nhuộm được sử dụng để phân biệt bao trước thể thủy tinh khi xé bao làm phẫu thuật phaco cho những trường hợp đục thể thủy tinh toàn bộ không có ánh hồng đồng tử.

Các dung dịch nhầy

Chất nhầy có khả năng chịu được dòng chảy và biến dạng. Các chất nhầy được dùng nội nhãn cần phải trơ về mặt hoá học, vô khuẩn, không gây sốt, không có tính kháng nguyên và trong suốt. Ngoài ra chúng còn phải ưa nước để có thể hoà tan và rửa sạch khỏi tiền phòng sau khi dùng. Các chất thường được sử dụng là sodium hyaluronat, chondroitin Sulfat, hyroxypropyl methylcellulose, Polyacrylamid.

Các thuốc tiêu fibrin

Yếu tố hoạt hoá plasminogen tổ chức (tPA), urokinase, streptokinase là những thuốc thường được sử dụng. tPA là một men protease có trọng lượng phân tử 68 kD và có nồng độ bình thường trong thủy dịch cao hơn so với máu. tPA đã được sử dụng để điều trị thành công phân huỷ fibrin sau phẫu thuật cắt dịch kính, ghép giác mạc hoặc sau mổ glôcôm.

Thrombin

Thrompin là một protein vô khuẩn được sử dụng để cầm máu trong các ca phẫu thuật phức tạp nội nhãn. Thrombin được bổ sung vào dịch truyền của phẫu thuật cắt dịch kính với hàm lượng 100 đơn vị/1 ml làm giảm thời gian chảy máu khi phẫu thuật. Nồng độ cao hơn (1000 đơn vị/ lml) gây tổn hại tới nội mô giác mạc.

Các thuốc chống tiêu fibrin

Các thuốc chống tiêu fibrin nhu(e) epsilon – am nnocaproid hoặc acid tranexamic gây ức chế hoạt hoá plasminogen có tác dụng làm tiêu cục máu đông. Các thuốc này được sử dụng theo đường toàn thân trong những trường hợp xuất huyết thứ phát do tiêu fibrin và để ngăn ngừa chảy máu tiền phòng tái phát.

Máu tiền phòng tái phát thường xuất hiện vào ngày thứ 2-6 sau lần chảy máu ban đầu.

e – aminocaproid được sử dụng với liều 50-100mg/kg cân nặng 4 giờ một lần với liều tối đa là 30g/ngày. Các tác dụng phụ gồm buồn nôn, nôn, chuột rút cơ, xuất huyết kết mạc, ngạt mũi, đau đầu, phát ban, rối loạn hô nấp, ngừng tim, hạ huyết áp. Tác dụng phụ trên hệ tiêu hoá giống nhau cho liều 50 hoặc 100mg. Thuốc cần dùng liên tục cho 5 đến 6 ngày để có tác dụng tối đa. Thuốc có thể được dùng tra tại chỗ để phòng ngừa chảy máu tiền phòng tái phát sau chấn thương. Nồng độ thuốc có tác dụng và ít gây độc với biểu mô giác mạc là dung dịch e – aminocaproid 30% trong dung dịch carboxypolymethylen 2%.

Acid tranexamid là thuốc khác có tác dụng chống tiêu sợi huyết mạnh hơn, thuốc được dùng với liều 25mg/kg cân nặng X 3 lần/ngày, trong 3-5 ngày. Tác dụng phụ của thuốc  ít gặp hơn.

Các thuốc làm giảm tính thấm của mao mạch

Tính thấm của mao mạch tăng lên do các nguyên nhân bệnh lý (viêm nhiễm, choáng phản vệ, thiếu vitamin, thoái hoá, xơ vữa thành mạch …), trong nhiều trường hợp đã gây ra những xuất huyết đáng lo ngại.

Bằng thực nghiệm Szent Gyorgyi đã chứng minh rằng chỉ một mình vitamin C, với yếu tố P (Permeabilite cạpillaire); một số tác giả gọi là vitamin P. yếu tố này tăng cường sức chống đỡ, củng cố thành mạch. Nhiều thuốc đã được nghiên cứu nhằm mục đích này:

Esculosid

Ở ta được dùng nhiều nhất là rutin. Rutin là một loại glycosid tinh thể được sản xuất từ hoa hoè.

Dạng thuốc thường dùng:

Viên esculosit (escisyl) 10 – 50 mg; uống mỗi ngày 50 đến 100mg, dùng nhiều đợt kéo dài trong 5-6 tuần.

Viên rutin 20mg, 50mg uống mỗi ngày 2 đến 6 viên trong một tháng.

Viên rutin uống mỗi ngày 4 viên, (50mg vitamin c, 50mg ru tin).

Công dụng:

Điều trị các tổn hại võng mạc có chảy máu ở người bị câo huyết áp, đái tháo đường.

Điều trị xuất huyết tái phát trong dịch kính.

Điều trị xuất huyết dưới kết mạc, dưới da

Thuốc giãn mạch

Divascol (clorua 2 benzin – 4,5 imidazolin), là thuốc ức chế thần kinh giao cảm, gây giãn mạch ngoại vi mạnh (chủ yếu là các mao mạch và động mạch nhỏ) nhất là võng mạc.

Dạng thuốc thường dùng trong nhãn khoa: ống tiêm lml chứa 10mg divascol; tiêm sau nhãn cầu 7-10 ngày.

Công dụng: Điều trị các bệnh ở đáy mắt và của thị thần kinh do rối loạn co thắt mạch máu (tắc động mạch trung tâm võng mạc, viêm hắc võng mạc, viêm thị thần kinh…), thoái hoá hoàng điểm, bệnh hắc võng mạc trung tầm thanh dịch.

Chống chỉ định: loét dạ dày, truỵ mạch, bệnh mạch vành, thể trạng dễ chảy máu.

Hyaluronidaza (Hyasa)

Hyasa là một hệ thống men có tác dụng làm giảm độ nhót của các gian bào, làm tăng độ thấm của các mao mạch. Các men này có nhiều trong tinh hoàn của bò mộng, nó phân giải acid hyaluronic làm tăng sự thẩm thấu của các mô.

Hyasa làm cho các loại thuốc lan toả đi nhanh (kháng sinh, thuốc tê…) làm máu tiêu nhanh,làm nhãn áp hạ (tiêm sau nhãn cầu)

Dạng thuốc: ống tiêm 1 mg.

Công dụng:

Điều trị xuất huyết trong nhãn cầu hay ở hốc mắt.

Phối hợp với novocain trong tiêm để tăng hiệu quả của gây tê trong khi mổ mắt.

Không tiêm vào vùng gần viêm nhiễm, không tiêm cho người bị dị ứng (hen, sẩn, ngứa…).

Tổ chức liệu pháp

Tổ chức liệu pháp là công trình nghiên cứu của Filatov V. (Nga). Dựa trên cơ sở lý luận:

Các mô sinh vật tách ròi khỏi cơ thể được đặt vào trong một môi trường không thuận lợi, đều phải trải qua các biến đổi sinh hoá học; các biến đổi này sinh sản ra kích thích chất (biostimulin) giúp cho tổ chức cơ thể tồn tại được trong điều kiện không thuận lợi, kích sinh chất gồm chủ yếu là các aminoacid.

Kích sinh chất vào cơ thể tăng cường các quá trình sinh vật, tác động đến chuyển hóa; tăng cường chức năng sinh lý, khả năng tái sinh.

Kích sinh chất không có tính chất đặc hiệu cho từng tổ chức; thường được sản xuất từ nhau thai, từ các phủ tạng động vật: gan, tim…

Dạng thuốc thường dùng: Filatov uông 5ml, uổng mỗi ngày 2 ống, mỗi đợt 30 ngày. Công dụng điều trị:

Teo thị thần kinh, thoái hoá sắc tố võng mạc.

Tổn hại hắc võng mạc do cận thị.

Vẩn đục dịch kính.

Viêm hắc võng mạc

Sẹo mỏng mới sau viêm, loét giác mạc.

Một số tác giả khuyên dùng cả trong những trường hợp viêm nhiễm ở phần trước mắt: viêm củng mạc, viêm phần trước mắt, phù giác mạc hay phù miếng ghép (không có tăng nhãn áp).

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook