Thời điểm giao mùa đang đến gần khiến chúng ta luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy đây là thời điểm thích hợp cho các loại vi rút tấn công bạn, đặc biệt là vi rút gây bệnh cúm.
Mỗi năm con người mất rất nhiều thời gian và tiền bạc cho những cơn cảm cúm vặt: ước tính thế giới mất 1,5 triệu ngày làm việc và tiêu tốn khoảng 85 triệu USD hàng năm.
Vì vậy, điều quan trọng nhất bây giờ là chúng ta cần phải nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để chống chọi với các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài và giảm thiểu hậu quả mà bệnh cúm đem lại. Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh cúm thường gặp nhất ở những người sau:
Trẻ em và người cao tuổi
Người béo phì hay chế độ ăn ít dinh dưỡng
Người hút thuốc lá, có tiền sử mắc bệnh hen và có bệnh về phổi
Người trầm cảm hay bị căng thẳng mãn tính
Người bị thiếu ngủ hay thiếu vitamin D
Người đang dùng liệu pháp hóa trị
Đặc biệt, những người không có nguy cơ mắc bệnh cúm cao vẫn có thể bị nhiễm cúm với những triệu chứng nhẹ hơn.
Bạn nên biết rằng bệnh cúm xuất phát từ các vi rút cúm, không giống như những bệnh cảm lạnh thông thường. Biểu hiện của bệnh cúm là: sốt cao, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, có thể bị chảy nước mũi và ho. Ngoài ra còn có những triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh cúm thường kéo dài một tuần nhưng có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi cả một tháng.
Nếu bạn đang bị nhiễm cúm, nhớ nghỉ ngơi, uống nước thường xuyên và dùng paracetamol nếu cần thiết. Để tránh lây truyền bệnh, thực hiện vệ sinh sạch sẽ như rửa tay với xà phòng, xử lý khăn giấy an toàn và không dùng chung đồ uống, bàn chải đánh răng hoặc dao kéo.
Tiêm phòng cúm hàng năm có thể bảo vệ bạn khỏi vi rút cúm nhưng không phải tất cả bởi một số vi rút có khả năng “lọt qua hàng phòng vệ”, vì vậy bạn vẫn có khả năng nhiễm cúm với những triệu chứng ít nguy hiểm hơn. Bạn không thể bị nhiễm cúm từ việc tiêm chủng nhưng bạn có thể gặp các triệu chứng giống như cúm cho đến 48 giờ sau khi tiêm.
Bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm theo cách đơn giản sau:
Tránh căng thẳng vì nó có thể hạn chế sự miễn dịch của cơ thể.
Ngủ đủ giấc.
Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả có chứa các loại vitamin để tăng cường miễn dịch cần thiết như A, C, E, B6, B12 và axít folic.
Không hút thuốc
Hấp thụ ánh nắng hàng ngày để tăng mức độ vitamin D
Tăng cường sức khỏe của phổi bằng cách theo dõi tình hình bệnh suyễn (đối với những người mắc bệnh này)
Duy trì cân nặng vừa đủ với thân hình của bạn
Hướng Dương (theo Herald Sun)/Nguồn SKĐS
Trẻ em và người cao tuổi
Người béo phì hay chế độ ăn ít dinh dưỡng
Người hút thuốc lá, có tiền sử mắc bệnh hen và có bệnh về phổi
Người trầm cảm hay bị căng thẳng mãn tính
Người bị thiếu ngủ hay thiếu vitamin D
Người đang dùng liệu pháp hóa trị
Chưa có bình luận.