Hơn 80 tuổi, cụ Phạm Thị Giang, người kế thừa bài thuốc gia truyền Phong tê thấp Bà Giằng vẫn đau đáu tâm nguyện tìm người kế nghiệp dẫu rằng bà Giang có đến 7 người con.
Hơn nửa đời người gắn với nghề – chưa có người tiếp lửa
Là đời thứ 3 kế thừa bài thuốc y học cổ truyền Phong tê thấp Bà Giằng – đến nay, mặc dù đã ngoài tuổi 80 nhưng nhờ sự minh mẫn, cùng tình yêu dành cho nghề bà Giang vẫn trực tiếp điều hành cơ sở sản xuất Phong tê thấp Bà Giằng .
Tâm sự với chúng tôi, bà Giang cho biết: “Tôi là đời thứ ba lưu giữ bài thuốc gia truyền bà Giằng, đến nay đã ngoài 80 tuổi nhưng tôi vẫn cố gắng để điều hành công ty. Với bài thuốc gia truyền, điều quan trọng nhất là phải làm bằng cái tâm của mình, rồi từ cái tâm đó tài lộc ắt sẽ đến. Không nên vì lợi trước mắt và có như thế mới phát triển lâu dài và tạo được lòng tin với người bệnh”.
Đã đến tuổi thất thập cổ lai hy, ngoài việc điều hành cơ sở sản xuất, bà Giang vẫn tranh thủ tự chế thuốc thủ công tại nhà đồng thời tư vấn, bán thuốc cho những người có nhu cầu tìm đến tận nhà cho bà Giang bắt bệnh.
Khi được hỏi lý do tại sao đến tuổi này bà vẫn chưa truyền nghề cho con cháu để nghỉ ngơi, bà Giang cười phúc hậu nói:“Tôi có 7 người con nhưng hầu hết đều không theo ngành dược, duy nhất có cô con gái thứ sáu là Lê Thị Bình học ngành dược. Trước đây, có tham gia làm nghề thuốc với gia đình và phụ trách mảng phân phối và bán hàng. Đến năm 2012, con gái tôi đứng ra thành lập công ty riêng mang tên Dược phẩm Tâm Bình, rồi cũng từ đó đến nay cô Bình tách hẳn khỏi doanh nghiệp thuốc gia đình Bà Giằng”.
Cụ Phạm Thị Giang đang tìm người kế nghiệm bài thuốc gia truyền Phong tê thấp Bà GiằngBà Giằng và Tâm Bình là hai sản phẩm khác nhau
Cho đến nay, nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn khi lựa chọn sản phẩm bởi không biết Bà Giằng và Tâm Bình có phải là sản phẩm có chung nguồn gốc xuất xứ hay không? Đề cập đến vấn đề này, bà Phạm Thị Giang, chủ cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền Bà Giằng cho biết:“Dược phẩm Tâm Bình và Nhà thuốc Y học cổ truyền Bà Giằng là hai công ty hoàn toàn khác nhau”.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Ngọc Thơm, Phó Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho biết: “Đến nay, doanh nghiệp thuốc Y học cổ truyền Bà Giằng đang là một doanh nghiệp độc lập theo đăng ký kinh doanh và chưa chuyển nhượng cho người nào khác và bà Phạm Thị Giang vẫn trực tiếp quản lý, điều hành công ty. Hơn nữa, việc chấp hành theo quy định của nhà nước như kinh doanh, đóng thuế bà Giang vẫn đứng tên chủ doanh nghiệp”.
“Trên quảng bá thương hiệu, rất nhiều loại thuốc có tác dụng tương tự như nhau. Theo tôi biết, trên địa bàn cả nước, Bà Giằng đăng ký theo thuốc còn Dược phẩm Tâm Bình đăng ký theo thực phẩm chức năng, việc cung cấp thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sức khỏe chứ không có tác dụng chữa bệnh bởi vậy tôi có thể khẳng định rằng Phong tê thấp Bà Giằng và Dược phẩm Tâm Bình là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau”, ông Thơm nhấn mạnh thêm.
Phong tê thấp Bà Giằng được người tiêu dùng tín nhiệmNhư vậy, có thể khẳng định rằng đến nay, Phong tê thấp Bà Giằng vẫn đang phát triển và trở thành một loại chữa bệnh xương khớp có uy tín trong làng thuốc Việt Nam dưới sự quản lý, điều hành của bà Phạm Thị Giang (con gái thứ hai của bà Giằng) mà chưa hề có bất kỳ sự chuyển nhượng hay truyền nghề. Điều đó, thêm một lần nữa khẳng định sự tâm huyết của chủ cơ sở sản xuất thuốc Bà Giằng đối với nghề gia truyền mà cha ông đã để lại.
Duy Mai
Nguồn: Báo Tầm Nhìn
Chưa có bình luận.