Thứ Ba, 24/10/2017 | 00:57

Thoái hóa khớp thường xảy ra với người trung niên, lớn tuổi. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể gặp phải ở người trẻ tuổi có những động tác tập thể dục quá nhiều và không đúng cách.

Trước đây từng có một bài báo nói về trường hợp của một mẹ bỉm sữa tên B.T. mới 27 tuổi, chị này tăng 8 kg so với lúc chưa mang thai nên tìm cách giảm cân để lấy lại vóc dáng thời con gái.

Vì muốn giảm cấp tốc nên chị áp dụng phương pháp leo cầu thang. Mỗi ngày, bà mẹ 9x cố gắng leo lên leo xuống 4 tầng nhà 10 lần vào sáng và tối. Chỉ sau 1 tháng chị B.T. sung sướng khi giảm được 3kg, nhưng lúc này, chị cũng bắt đầu cảm thấy đầu gối đau nhức kinh khủng, nhất là khi ngồi xổm hoặc đi nhiều.

Ban đầu, những cơn đau chỉ xuất hiện lúc vận động, chị ấy vẫn chủ quan nghĩ do hoạt động nhiều thôi. Nhưng sau đó cả lúc ngủ cũng đau và tình hình mỗi lúc một tệ hơn. Khi tới thăm khám, bác sĩ chẩn đoán cô bị thoái hóa khớp gối sớm do tập luyện thể thao không đúng cách.

Thoái hóa khớp gối là một hiện tượng bào mòn bong nứt tửng mảng sụn và xơ hóa xương dưới sụn tại đầu gối. Ban đầu khi sụn khớp còn khỏe, trơn láng, xương dưới sụn còn giữ nguyên cấu trúc, bền chắc và dẻo dai, chúng ta hoạt động sinh hoạt rất dễ dàng. Nhưng khi khớp gối đã bị thoái hóa, người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau đớn trên từng bước chân, kèm theo hiện tượng viêm khớp, nhức nhối.

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý phổ biến nhất, chiếm đa số trong các ca bệnh xương khớp tại bệnh viện hiện nay. Khoảng 90% bệnh nhân thoái hóa khớp gối gặp khó khăn trong đi lại, 20% trong số đó không có khả năng sinh hoạt bình thường. Bệnh không gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng nhưng khiến cho người bệnh phải chịu nhiều đau đớn và có nguy cơ dẫn đến tàn phế suốt đời.

Phát hiện mới: 4 loại thực phẩm chữa dứt chứng đau nhức xương khớp dù không đi nổi ai cũng có thể tự làm tại nhà
Ảnh minh họa

Thế nhưng, ngoài việc điều trị theo phương pháp Tây y thì các chị cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh đau khớp như chị B.T. cực hiệu quả tại nhà:

1. Lá ngải cứu rang muối chườm nóng: Đây được xem là biện pháp giảm đau nhức xương khớp nhanh và an toàn nhất lại ít tốn kém nhất. Các chất có trong lá ngải cứu cùng hơi nóng giúp cơn đau giãn ra không còn làm bệnh nhân khó chịu nữa.

Cách làm: Ngải cứu trộn chung với muối đem rang cho nóng và bọc ngay vào miếng vải chườm lên chỗ đau trước khi đi ngủ. Khi hỗn hợp này nguội bạn có thể đem rang lại và thực hiện 2-3 lần như thế. Nhớ đắp 1 miếng khăn lên chổ chườm nóng để tránh bị bỏng khi thuốc quá nóng nhé.

2. Rượu hạt mè: Dân gian thường hay sử dụng hạt mè ngâm với rượu trắng ngon để chữa các chứng đau mỏi khớp gối, thoái hóa khớp gối, khớp chân tay. Cách này giúp khớp giảm sưng viêm, đau nhức rất rất hiệu nghiệm.

Cách làm: Dùng 100g hạt mè đem rang đều cho vàng thơm rồi giã nhuyễn. Cho mè đã rang vào hủ ngâm với 1 lít rượu trắng ngon. Ngâm thuốc càng lâu thì càng tốt, mỗi lần uống chừng 10ml, mỗi ngày uống 2 lần như vậy sẽ chữa bệnh thoái hóa khớp rất tốt.

3. Lá mơ lông: Dân gian cho rằng, lá mơ lông có khả năng trị đau mỏi các khớp chân tay, trị phong tê thấp rất hay nên thường sử dụng để chữa các bệnh xương khớp.

Cách làm: Cần khoảng 30- 50g lá hoặc rễ cây mơ lông, đem sắc với gừng rồi chia ra 2 phần, 1 phần dùng để xoa bóp khớp bị đau hàng ngày, phần còn lại chỉ cho chút đường vào uống. Kiên trì kết hợp uống thuốc và xoa thuốc như vậy sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

4. Tỏi: Tỏi giàu lưu huỳnh và selen, có lợi cho người viêm khớp và đau khớp. Lưu huỳnh giúp làm giảm đau khớp và viêm.

Cách làm: Lấy 1kg tỏi khô, 2 lít rượu trắng (nồng độ cồn từ 40 – 45 độ C)và 1 bình thủy tinh để ngâm. Tỏi mua về lột vỏ, rửa sạch với nước rượu. Tiếp đến cho tỏi vào chảo nóng sao khoảng 3 phút, tránh việc tỏi bị cháy rồi đổ ra, để nguội. Cho tỏi vào bình thủy tinh cùng 2 lít rượu trắng. Đậy nắp thật kín, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát (nhiệt độ khoảng 25 độ C). Khoảng hơn 2 tháng là có thể sử dụng.

Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm khớp có xu hướng có mức selen trong máu thấp nên dùng 2-3 tép tỏi/ngày (ăn sống hoặc nấu chín).

Vận động thường xuyên là việc làm tốt để giúp cơ thể khỏe hơn, người không lừ dừ mệt mõi thế nhưng đừng vì vận động, tập luyện sai cách mà làm bản thân rơi vào tình trạng thoái hóa khớp gối như trường hợp của chị gái trên.

Ngoài ra, đối với những người lao động chân tay thường xuyên làm việc nặng nhọc thì nên áp dụng 1 trong 4 bài thuốc trên nhé, sẽ rất có công dụng đấy ạ. Đó cũng là cách phòng tránh để không bị mắc phải căn bệnh này.

Video: Kiến trúc sư Hà Nội, khỏi viêm khớp nhờ tập Pháp Luân Công

Theo WTT

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook