Thứ Ba, 17/10/2017 | 18:33

Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên.

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý xuất hiện khi trẻ được bao nhiêu ngày tuổi?

  • 1 ngày
  • 2 ngày
  • 3 ngày

Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi. 

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sinh đủ tháng, vàng da sinh lý sẽ biến mất khi bé được bao nhiêu ngày tuổi?

  • Một tuần
  • Hai tuần
  • Ba tuần

Tình trạng này sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. 

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện chứng tỏ mức độ vàng da nhẹ?

  • Vàng da vùng mặt, chân, tay
  • Vàng da vùng mặt, cổ, ngực và bụng phía trên rốn
  • Vàng da vùng mặt, chân tay và bụng

Mức độ nhẹ chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn.

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Một trong những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị vàng da bệnh lý?

  • Vàng da kết hợp triệu chứng bỏ bú, lừ đừ, co giật
  • Vàng da kết hợp triệu chứng rụng tóc sau gáy
  • Vàng da kết hợp triệu chứng khóc đêm

Vàng da được coi là bệnh lý khi có một trong số các biểu hiện như da đậm xuất hiện sớm, không hết sau một tuần (với trẻ đủ tháng) và 2 tuần (với trẻ sinh non), mức độ vàng toàn thân và cả mắt, vàng da kết hợp các triệu chứng khác như bỏ bú, lừ đừ, co giật.

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Mối nguy hiểm khi không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh vàng da?

  • Suy dinh dưỡng
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan khi trưởng thành
  • Tử vong hoặc bại não suốt đời

Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Xét nghiệm nào giúp phát hiện chính xác tình trạng vàng da bệnh lý ở trẻ

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm tế bào da

Để đánh giá tình trạng bệnh của trẻ, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm bilirubin trong máu.

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Phương pháp đơn giản giúp điều trị bệnh vàng da?

  • Chiếu đèn
  • Bổ sung vitamin D
  • Tắm nắng mỗi ngày 60 phút 

Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất. Phương pháp này được chỉ định cho trẻ sau 24 giờ tuổi để điều trị vàng da bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh. 

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Bộ phận cần che chắn khi thực hiện chiếu đèn để điều trị bệnh vàng da?

  • Mắt và bộ phận sinh dục
  • Mắt và bàn tay, bàn chân
  • Bộ phận sinh dục

Khi chiếu đèn, trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, thường xuyên xoay trở mình cho trẻ để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng. Có thể chiếu đèn liên tục hay cách quãng, với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, khoảng sau 3 giờ, có thể cho trẻ ra ngoài để bú mẹ hoặc thay tã.

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Phương pháp điều trị dành cho trẻ có biến chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao?

  • Thay máu
  • Truyền tiểu cầu
  • Ghép tủy

Các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Mẹ cần làm gì để giảm hiện tượng vàng da ở trẻ?

  • Bú đủ
  • Bật đèn sáng cả ngày
  • Bổ sung vitamin D 

Điều tốt nhất mà bạn có thể làm để giảm hiện tượng vàng da ở trẻ là cho trẻ bú đủ để giúp cơ thể đủ khả năng đào thải bilirubin. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, trong 24 giờ nên cho con ăn khoảng 8-12 lần. Nếu bạn cho bé ăn bằng sữa công thức, hãy theo dõi sát sao để đảm bảo cho bé ăn đủ, trong 24 giờ nên ăn khoảng 6-10 lần.

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Cách nhận biết tình trạng vàng da ở trẻ có làn da đỏ hồng hoặc đen?

  • Ấn nhẹ ngón tay cái lên da trong vài giây
  • Bế con ra nơi có ánh sáng mặt trời
  • Chiếu đèn vào da trẻ

Chứng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hàng ngày, các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra; nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cần đưa đến bác sĩ để kiểm tra.

Ý Linh
Nguồn: Zing

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook