Học thuyết này nếu đúng hứa hẹn một tương lai tối tăm cho người dân tại những vùng đất thấp và gần biển trên thế giới.
Những nghiên cứu ngày nay có thể đã đánh giá thấp nguy cơ mặt nước dâng lên do hiện tượng “nóng lên toàn cầu” trong những thập kỷ tới, một nhóm khoa học đã rút ra một lời cảnh báo sau những nghiên cứu chuyên sâu của mình.
Những mục tiêu đầy tham vọng các nước đặt ra trong Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu tại Paris sẽ không đủ hiệu quả để đề phòng những thay đổi được kết luận từ bản báo cáo mới này. Cụ thể theo kết quả nghiên cứu, việc hạn chế mức độ tăng lên của nhiệt độ bởi khí thải toàn cầu xuống dưới 2 độ C vào năm 2100 sẽ không ngăn chặn được thảm họa mặt nước dâng lên trên thế giới. Một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất về những đóng góp đột phá về hiện tượng biến đổi khỉ hậu toàn cầu, James Hansen, khi nói về kết quả nghiên cứu khoa học của ông và nhóm nghiên cứu: “Chúng ta có thể đã tạo ra một mối nguy hiểm không thể ngăn ngừa cho những đứa trẻ và các thế hệ sau này, đây là một vấn đề hết sức phức tạp nhưng đồng thời là một trong những nguy cơ hiện diện và cận kề”.
Theo nhóm khoa học của ông, nguyên lý “cơ chế phản hồi” là một đề tài chưa được làm sáng tỏ và có thể là một ẩn số mới trong bài toán về tốc độ dâng lên của mặt nước biển và khiến cho mực nước không còn tăng cao một cách ổn định theo nhiệt độ khí hậu chung như khoa học truyền thống đã dự đoán. Cụ thể, sự lưu thông của dòng nước ấm và lạnh tại Đại Tây Dương có thể có những hệ quả chưa phỏng đoán trước đây và gián tiếp thúc đẩy mặt nước dâng lên nhanh hơn nữa.
IPPC (Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu) là một tổ chức quốc tế xuất bản những kết quả nghiên cứu được giới nghiên cứu khoa học trên thế giới công nhận. Đây cũng là nguồn thông tin chính về biến đổi khi hậu được sử dụng bởi các nhà hoạch định chính sách. Theo ủy ban này từ những năm 1990, hàng năm, mực nước dâng lên vài mili-mét và đến hết 2100, mực nước sẽ dâng lên từ 0,75 đến 1,9 mét cùng với nhiệt độ chung trên thế giới.
Cuồng Phong Patricia năm 2015 là một trong những trận bão mạnh nhất từng được đo đạc.
Nhưng theo nhóm nghiên cứu của James Hensen mực nước sẽ tăng lên một cách vượt bậc đến vài mét và với nó những trận bão mạnh nhất lịch sử cũng sẽ xuất hiện theo. Mực nước này sẽ đủ để làm ngập chìm nhiều thành phố bờ biển trên thế giới và điều này đặc biệt đúng với những nước Đông Nam Á, nới sẽ có mực nước dâng lên cao hơn phần còn lại của thế giới.
Và trong đó dĩ nhiên là có Việt Nam, đất nước với đường bờ biển kéo dài đến 3260 km và 75% dân số sống tại các vùng đồng bằng và bờ biển.
Trong các dánh sách về ảnh hưởng của sự dâng lên mặt nước, Việt Nam luôn đứng rất cao trong danh sách. Về dân số bị ảnh hưởng, Việt Nam đứng thứ 2 với khoảng 23,4 triệu người chỉ sau Trung Quốc. Còn về phần trăm dân số gặp nguy hiểm, Việt Năm lại đứng thứ 2 với 26% chỉ sau Hà Lan. Dù chưa ước đoán được diện tích sẽ bị ngập chìm, bán đảo Cà Mau nằm cao nhất trong danh sách những tỉnh thành sẽ bị ngập chìm trong nước biển.
Bán đảo Cà Mau được dự đoán là sẽ chìm dưới nước trong thế kỷ này.
Ngoài vấn đề địa lý đơn thuần, nguồn nước ngọt của nhiều vùng cũng sẽ bị ảnh hưởng khi nước muối xâm lấn diện tích đất liền, trong đó có cả Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh; bệnh dịch sẽ là một mối nỗi lo thường trực của bộ Y tế và người dân; kinh tế nông nghiệp sẽ phải chịu những tổn thất rất lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của người dân các vùng.
Với mực nước biển chỉ dâng lên 1 mét, một diện tích đáng kể sẽ ngập chìm dưới nước.
Tất cả những dự đoán này được kết luận từ những thông số cũ về ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Khi mực nước biển dâng lên gấp nhiều lần như thế những phỏng đoán và ước tính có lẽ sẽ còn vượt xa hơn rất nhiều. Dù vậy theo nhận xét khách quan, vì tính chất dài hạn của hiện tượng này, người dân Việt Nam hiện nay chưa thực sự hướng sự chú ý của mình đến những vấn đề hết sức cấp thiết này.
James Hensen nổi tiếng là nhà khoa học đầu tiên đưa ra những cảnh báo chính thức và xác thực về sự thay đổi khí hậu do hiện tượng nóng lên toàn cầu bất chấp mối nghi ngờ của đồng nghiệp trên thế giới. Nếu cảnh báo lần này của ông cũng “thiêng” như lần trước, các nhà khoa học và các chính phủ trên thế giới có lẽ cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn nữa để bảo đảm an toàn cho những thế hệ con cháu của nhân loại. Và mỗi nước cần có những biện pháp dài hạn độc lập đề phòng những tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong vài thập kỷ tới.
“Bạn có đồng ý với tôi rằng chúng ta đang trong một tình huống cực kỳ nguy hiểm?”, giáo sư Hensen đặt ra câu hỏi.
“Đấy mới thực sự là vấn đề”.
Tham khảo Time
Nguồn: GenK
Chưa có bình luận.