Thứ Sáu, 11/10/2019 | 09:00

Sức khỏe bị ảnh hưởng ô nhiễm không khí như thế nào?

Hít thở sâu là rất tốt cho cơ thể và trí não. Nó sẽ cung cấp lượng oxy cần thiết cho máu vào não tuy nhiên với tình trạng ô nhiễm hiện nay thì việc hít thở này có thể mang rất nhiều ô nhiễm vào cơ thể.

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, bụi trong không khí là những hạt nhỏ bay lơ lửng trong không trung như PM2.5 (dưới 2.5 micromet), PM1.0 (dưới 1 micromet) PM0.1 (nhỏ hơn 0.1 micromet) còn được gọi là bụi nano.

Trong đó bụi PM2.5 có kích cỡ bằng 1/30 sợi tóc, được hình thành từ các chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác.

TS Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Quản lý sức khoẻ môi trường và hoá chất, Cục Quản lý Môi trưởng Y tế, Bộ Y tế cho biết, trung bình mỗi người cần 10.000 lít không khí để thở mỗi ngày. Do đó khi chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây hàng loạt bệnh tật về đường hô hấp, tim, ung thư…

Với các hạt bụi thô, sẽ gây tổn thương, viêm hệ hô hấp. Riêng bụi PM2.5 có khả năng thẩm thấu, di chuyển, hấp thụ vào trong máu, đặc biệt nguy hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng… có thể gây nhiễm độc, ung thư, hen…

Trường hợp nhẹ là hắt hơi, sổ mũi, ho, cấp tính nặng có thể dẫn đến ngạt do suy hô hấp, nhiễm độc máu, ảnh hưởng tim, phổi, thậm chí tử vong. Trường hợp mãn tính là viêm phổi, viêm phế quản mãn tính và các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; hen suyễn; tim mạch; viêm da, kích ứng da; căng thẳng thần kinh…

Tăng tỉ lệ mắc ung thư, giảm tuổi thọ

Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới WHO nói rằng mỗi năm ô nhiễm không khi giết chết khoảng 7 triệu người tgreen toàn thế giới. khoảng 4 triệu ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời và 3.5 triệu ca tử vong do không khi ô nhiễm bên trong. Các nhà nghiên cứu cho thấy rất nhiều các hóa chất và độc tố được tìm thấy riêng lẻ trong không khí. Tuy nhiên nghiên cứu hiện nay cho thấy sự nguy hiểm của các bụi nhỏ.

Năm 2016, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã có báo cáo khoa học về tác động của bụi PM2.5 lên hệ hô hấp, đăng trên tạp chí Journa of Thoracic Disease. Nhóm nghiên cứu chỉ rõ, bụi PM2.5 và các bụi nhỏ hơn có thể dễ dàng đi qua lớp lông mũi (lá chắn của hệ hô hấp) để thâm nhập sâu vào phổi, gây kích thích và ăn mòn thành phế nang, dẫn đến làm suy giảm chức năng của phổi, đồng thời khi vào phổi, bụi cũng sẽ khuếch tán và ảnh hưởng đến các cơ quan khác thông qua trao đổi khí.

Sau 20 năm nghiên cứu dịch tễ học, các nhà khoa học đã chỉ ra mối tương quan giữa các chất ô nhiễm trong hạt mịn với tỉ lệ mắc bệnh và tử vong, trong đó, các hạt PM2.5 sẽ làm gia tăng bệnh hen suyễn, viêm đường hô hấp, khiến phổi kém chức năng và thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư phổi cũng như khiến tỉ lệ tử vong do ung thư phổi cao hơn.

Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng khi chúng ta hít không khí ô nhiễm thì chỉ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp tuy nhiên các nghiên cứu lại chỉ ra rằng không chỉ mũi, miệng, họng, phổi bị ảnh hưởng bởi không khi ô nhiễm mà các hạt bụi nhỏ PM 2.5 này còn có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan và các tế bào trên cơ thể. Các hạt bụi nhỏ PM 2.5 có thể đi qua các rào cản bảo vệ bộ não của chúng ta, ảnh hưởng đến bào thai. Tim và các hệ thông máu đều bị ảnh hưởng.

Báo cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân gay ra 24% tử vong do đột quỵ và 25% tử vong do tim mạch

Trước đó, nghiên cứu kéo dài 7 năm ở Mỹ (2000 – 2007) trên quy mô nửa triệu người, đăng trên tạp chí Epidemiology cho thấy, nếu giảm thêm 10,5µg bụi PM2.5/m3 không khí, tuổi thọ sẽ tăng thêm gần 4 tháng.

Cùng với đó, tỉ lệ tử vong của các bệnh nhân bị tim, phổi cũng như ung thư phổi tăng lần lượt từ 4, 6 và 8% nếu hàm lượng bụi PM2.5 tăng thêm 10µg/m3 không khí.

Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, theo dõi 1,2 triệu người Mỹ trưởng thành trong suốt 26 năm (1982 – 2008) cho thấy, tỉ lệ tử vong của ung thư phổi đã tăng thêm 15-27% khi nồng độ PM2.5 tăng thêm 10µg/m3, nguy cơ này thậm chí còn cao hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra, các gốc tự do, kim loại và các thành phần hữu cơ có trong bụi PM2.5 có thể sản sinh gốc tự do để oxy hoá tế bào trong phổi, triệt tiêu các thành phần chống oxy hoá. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng, các loại hạt hoà tan trong nước sẽ tạo ra gốc hydroxyl, là yếu tố chính gây tổn thương oxy hoá DNA. Khi đi DNA bị hỏng không được sửa chữa kịp thời có thể gây ra ung thư, gây đột biến.

Yhocvn.net/TH

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook