Hôi miệng thật phiền toái cho cả “gia chủ” và mọi người tiếp xúc xung quanh. Ngay cả khi bạn đã chăm chỉ vệ sinh răng miệng, vấn đề có thể vẫn còn đó vì nguyên nhân gốc rễ nằm ở những bệnh lý khác.
Hôi miệng là một thuật ngữ y tế cho hơi thở hôi, mô tả các mùi hôi được phát hiện trong hơi thở. Vấn đề này có thể là tạm thời, chẳng hạn như trong các buổi sáng sau khi thức dậy, hoặc sau khi ăn các loại thực phẩm như tỏi, hành tây hoặc các loại thực phẩm nhiều gia vị khác. Chứng hôi miệng trở thành mãn tính khi xuất hiện thường xuyên, thậm chí sau khi bạn đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
Dưới đây là các tác nhân gây hôi miệng dai dẳng thường gặp, bạn hãy lưu ý.
1. Vi khuẩn
Hôi miệng thường được gây ra bởi một sự tích tụ của vi khuẩn gây mùi trong miệng dẫn đến viêm nhiễm và cho ra mùi hôi khó chịu.
Trường hợp này, hãy thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ các mảnh thức ăn nhỏ dính trong các kẽ răng mà có thể phân hủy và tạo ra mùi hôi, cuối cùng gây ra nhiễm trùng nướu, hôi miệng, sâu răng..
Nếu bạn không thể đánh răng sau bữa ăn, uống nhiều nước có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm sạch vi khuẩn có hại và các mảnh vỡ bám vào răng.
2. Sỏi amidan
Amidan có nhiều những lỗ nhỏ và các rãnh trên bề mặt mà có thể gây tích tụ vi khuẩn và chất nhầy, hỗn hợp này hình thành một hỗn hợp giống như pho mát. Sau đó chúng được làm cứng lại và hình thành “sỏi”. Những “viên sỏi” amidan này có mùi rất tệ, chúng gây hôi miệng và có vị rất khó chịu trong miệng.
Để ngăn chặn quá trình hình thành sỏi amidan, nên súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ các vi khuẩn và chất nhầy hình thành mảng bám. Theo bác sĩ Stacey Ishman, trưởng khoa phẫu thuật tại Trung tâm y tế trẻ em Cincinnati: “Nước súc miệng có thể giúp loại bỏ các mảnh vỡ trước khi chúng tham gia hình thành sỏi hoặc loại bỏ dần các viên sỏi khi chúng đã hình thành”. Cũng có thể nhẹ nhàng loại bỏ những viên sỏi với một que tăm bông hoặc thậm chí là bàn chải đánh răng của bạn.
Nếu bạn bị viêm amiđan và hoặc có sỏi amidan thường xuyên thì nên cân nhắc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Nguyên nhân hình thành sỏi amidan?
Sỏi amidan thường có ở những bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính. Viêm amiđan mạn tính là tình trạng nhiễm trùng dai dẳng của amiđan. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại hình thành những túi/hốc chứa vi khuẩn bên trong amiđan.
Sỏi amdian được hình thành bởi các mảnh vụn, xác của tế bào thượng mô bề mặt của Amiđan sau khi tế bào chết theo lập trình tế bào bị chôn vùi trong các hốc của Amiđan cùng với các mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn, xác các tế bào bạch cầu, các đại thực bào tham gia trong quá trình miễn dịch chống lại viêm nhiễm tại Amiđan.
Trong một số ít trường hợp các hạt sỏi này không gây triệu chứng gì. Đa số gây ra nuốt vướng rất khó chịu, đôi lúc có cảm giác giống như hóc xương, đau nhoi nhói lan lên tai, sau họng.
Khi bị bệnh này bệnh nhân thường bị hôi miệng và thỉnh thoảng khạc ra viên sỏi giống như 1/2 hạt cơm hoặc 1/4 hạt đậu phộng, màu vàng nhạt, rất hôi.
3. Khô miệng
Khô miệng có thể làm hơi thở có mùi khó chịu, tại sao? Nước bọt chứa các enzyme có vai trò làm sạch các mảnh vụn thức ăn và hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây mùi trong miệng.
Có một vài nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khô miệng như:
Để khắc phục tình trạng khô miệng, bạn hãy thử một vài mẹo đơn giản sau:
4. Thực phẩm “nặng mùi” gây hôi miệng
Hành tây, tỏi, và một số loại gia vị có thể gây hôi miệng. Mùi của chúng có thể lưu lại rất lâu dù chỉ có một mẩu nhỏ mắc lại trong miệng của bạn. Khi cơ thể hấp thu các thực phẩm này, các chất tạo mùi của chúng vào máu và di chuyển đến phổi. Tại đây chúng được phổi thải ra ngoài qua hơi thở.
Nên hạn chế sử dụng nhiều loại thực phẩm gây mùi như: tỏi và hành tây, các loại gia vị mà chưa qua nấu chín. Theo Trung y, ăn tỏi và hành tây có thể gây hơi thở hôi, nhưng nó thường có thể được xua tan bằng cách ăn các loại hạt, nhai lá trà hoặc kẹo cao su, uống sữa hoặc súc miệng với giấm hoặc rượu vang.
5. Thuốc lá
Nhai hay hút thuốc lá, xì gà, hoặc dùng tẩu thuốc có thể để lại một hương vị và mùi rất khó chịu trong miệng của bạn. Người sử dụng cũng dễ bị bệnh nướu răng – một nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi hôi. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất cho hơi thở và sức khỏe của bạn là hãy ngừng sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào.
6. Vấn đề dạ dày
Nhiễm trùng do vi khuẩn trong hệ tiêu hóa, chẳng hạn như Helicobacter pylori, có thể gây ra hơi thở hôi lâu dài nhưng khi vi khuẩn bị tiêu diệt vấn đề hơi thở sẽ được giải quyết.
Các vấn đề khác như trào ngược dạ dày thực quản hoặc loét dạ dày – tá tràng có thể gây ra mùi hôi trong hơi thở khi bạn ợ hơi.
7. Bệnh mạn tính
Trong thực tế, đôi khi hơi thở có mùi hôi lại là chỉ điểm của những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như chứng hôi miệng thường xuất hiện như là một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng, viêm phế quản mãn tính, bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc bệnh gan v.v.
Các vấn đề sức khoẻ của miệng, mũi họng, đường hô hấp, hệ tiêu hóa và một số bệnh lý hệ thống đều có thể gây ra chứng hôi miệng.
Vậy nên, lời khuyên từ các chuyên gia y tế là: Hãy kiểm ra sức khoẻ thường xuyên. Trong trường hợp, tình trạng hơi thở “nặng mùi” kéo dài dai dẳng ngay cả khi bạn đã vệ sinh răng miệng đúng cách thì hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn loại trừ các bệnh mãn tính khác.
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.