Khung xương là một bộ phận quan trọng của cơ thể con người. Khung xương nâng đỡ toàn bộ cơ thể,bảo vệ các cơ quan nội tạng…Tuy nhiên có những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến khung xương dẫn đến: đau mỏi cơ bắp, chuột rút, vẹo cột sống…
Vậy, những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến khung xương là gì?
Tìm hiểu về bộ khung xương của cơ thể
Bộ xương là giàn chống đỡ của cơ thể con người, bao gồm tất cả các xương riêng lẻ, xương nối liền với nhau. Bộ xương được hỗ trợ và bổ sung bởi dây chằng, sụn, gân và cơ.
Bộ xương chiếm 12 đến 20% tổng khối lượng cơ thể con người.
Bộ khung xương quan trọng như thế nào?
+ Bộ xương đóng vai trò chính như một cái khung làm chỗ bám giữ cho các cơ.
+ Bộ xương nâng đỡ các cơ quan nội tạng.
+ Bộ xương bảo vệ các cơ quan như tim, phổi, não…
Bộ xương bảo vệ các cơ quan: tim, phổi, não…(Ảnh minh họa)
Những triệu chứng bệnh ở khung xương
+ Đau mỏi ở cột sống, vai gáy..
+ Đau dọc theo các xương dài (nhất là xương cẳng chân).
+ Đau mỏi cơ bắp, hay bị chuột rút các cơ.
+ Đầy bụng, ăn uống chậm tiêu, khó thở…
Biến chứng ở khung xương
+ Các cơn đau kéo dài.
+ Gù lưng.
+ Giảm chiều cao.
+ Vẹo cột sống.
+ Biến dạng lồng ngực.
+ Gãy xương cổ tay, gãy cổ xương đùi.
+ Lún đốt sống…
Biến chứng ở khung xương: gù lưng, lún đốt sống, giảm chiều cao…( Ảnh minh họa)
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến khung xương
+ Do di truyền.
+ Chế độ dinh dưỡng.
+ Lối sống.
+ Thói quen không tốt…
Thói quen xấu gây ảnh hưởng đến khung xương
Chế độ dinh dưỡng không đủ chất gây loãng xương, giòn xương
+ Do chế độ ăn không đủ chất.
+ Do ăn kiêng, ăn chay.
+ Thực đơn thiếu can – xi, thiếu vitamin D, Phốt pho, các chất khoáng…
Thiếu canxi, vitamin D, Phốt pho…gây ảnh hưởng đến khung xương (Ảnh minh họa)
Thói quen không tốt ảnh hưởng đến khối lượng xương
+ Ăn quá mặn.
+ Ăn nhiều đạm: thịt chó, lục phủ ngũ tạng động vật…
+ Uống nhiều rượu, hút thuốc lá, cà phê gây ảnh hưởng đến khối lượng xương.
+ Do tự ý dùng thuốc chữa bệnh: dùng thuốc corticoide, dùng hóc-môn quá liều, sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi…
Lười vận động dẫn đến thoái hóa xương
+ Tập luyện thể thao hàng ngày để tăng cường thể lực, tập luyện cho các khớp, cơ…Vì vậy lười vận động dẫn đến thoái hóa xương khớp, loãng xương…
Chế độ lao động, tập luyện thể thao không đúng mức gây gánh nặng cho xương
+ Lao động khi tuổi còn nhỏ, lao động nặng (bê, vác..) quá sức gây gánh nặng cho xương.
+ Tập thể thao quá mức, không phù hợp với sức khỏe (người già, trẻ nhỏ) gây ảnh hưởng đến cấu trúc của xương.
Tập thể thao quá mức, lao động nặng…gây gánh nặng cho xương (Ảnh minh họa)
Bênh về xương khớp là bệnh của tuổi già. Tuy nhiên, hệ thống xương của phụ nữ dễ bị tác động hơn nam giới do sinh nở, mãn kinh… Hiện có khoảng 80% phụ nữ sau tuổi mãn kinh bị tình trạng giòn xương, loãng xương…Đối với nam giới, ngoài tuổi tác, thì các yếu tố chính ảnh hưởng đến hệ xương là thuốc lá, rượu, bia, cà phê, ít vận động….
Những căn bệnh về xương diễn ra rất âm thầm, do đó cần đặc biệt lưu ý khi có các biểu hiện: đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc theo các xương dài (nhất là xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, hay bị chuột rút các cơ… dẫn đến gù lưng, giảm chiều cao, vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực; gãy xương cổ tay, gãy cổ xương đùi, lún đốt sống…
Vì vậy, để bảo vệ xương chắc, khỏe, chúng ta cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các thức ăn chứa nhiều canxi, phốt pho, vitamin D, các chất khoáng, không hút thuốc lá, uống rượu, bia…tập thể dục thể thao điều độ phù hợp với sức khỏe, khi lao động không nên bê vác quá nặng ảnh hưởng đến cấu trúc xương…
Chưa có bình luận.