Thứ Sáu, 27/07/2018 | 14:28

Những biểu hiện ban đầu của bệnh lao phổi là gì, điều trị bệnh lao ở đâu?

Vào thời gian “cực thịnh” của dịch lao năm 1882, nhà vi trùng học tự huấn luyện người nước Phổ là Robert Koch đã tìm ra vi khuẩn và xác định sự lây lan của bệnh lao. Sau đó ông lại tìm ra cách thử để tìm ra bệnh này. Đây là lúc bệnh bắt đầu giảm. Từ số tử vong cao nhất là 400 /100,000 dân chúng ở Âu Châu và Mỹ Châu số người chết phải chia đôi vào năm 1900. Cải thiện đời sống và sự khám phá ra X-quang của giáo sư Vật Lý Wilhelm Conrad Röntgen người Đúc đã giúp kiểm soát một phần nào dịch bệnh này.

Bệnh lao của loài bò có thể lây sang người qua sữa bị nhiễm vi trùng lao. Tuy nhiên thử nghiệm ngoài da và khử trùng theo phương pháp của nhà bác học Pasteur hầu như có thể loại bỏ nguồn gốc này. Tại Hoa Kỳ, có tới 280 triệu gia súc được thử ngoài da tìm bệnh lao từ năm 1917 tới 1940. Vì sức khỏe và ích lợi quốc gia, khoảng 280 triệu gia súc mang bệnh bị tiêu diệt. Tuy nhiên sự kiện này đã đưa tới một tiến bộ y học khá quan trọng: đó là làm ra thuốc chủng ngừa bệnh lao. Hai nhà khoa học người Pháp, Albert Calmette và Camille Gurin, đã sát cánh nhau tìm hiểu về vi khuẩn ở gia súc mang mầm bệnh lao từ năm 1906.

Tùy theo tiêu chí phân loại khác nhau sẽ cho các loại lao khác nhau. Theo vị trí lao, có 12 loại lao khác nhau. Trong đó lao phổi chiếm 80%, lao ngoài phổi chiếm 20%

Bệnh lao lây truyền như thế nào ?

Bệnh lao lây truyền qua đường hô hấp, vì vậy làm cho vi trùng lao dễ dàng phát tán vào không khí. Bệnh lao không truyền qua đồ đạc trong nhà, như bát đũa, ly tách, chăn màn, quần áo hay điện thoại. Vì thế, không cần dùng đồ đạc riêng.

Những biểu hiện ban đầu của bệnh lao phổi là gì?

– Ho khúc khắc kéo dài, có khi khạc ra đờm hoặc trong đờm lẫn máu.

– Cảm giác mỏi mệt toàn thân, chán ăn, sụt cân trong những tháng đầu.

– Sốt kéo dài nhiệt độ từ 37,5 độ C – 38 độ C. Sốt cao vào buổi chiều

– Có trường hợp cảm thấy khó thở, tức ngực,

– Có khi ho ra máu.

Lời khuyên quan trọng đối với mọi người là nếu thấy ho khạc kéo dài trên ba tuần, uống thuốc ho thông thường không khỏi, kèm thêm mỏi mệt hoặc sốt nhẹ về chiều thì phải đi khám bệnh và làm xét nghiệm đờm tại bệnh viện.

Khi nghi ngờ bị bệnh lao, bác sĩ sẽ làm những xét nghiệm để xác định như: soi đờm tìm BK, chiếu hoặc chụp X-quang phổi, làm các xét nghiệm chức năng hô hấp, xét nghiệm máu… Ngoài ra còn có những phương pháp khác để khẳng định rõ hơn như chụp X-quang cắt lớp phổi, nuôi cấy đờm tìm BK (Vi trùng lao có họ và tên là Mycobacterium Tuberculosis, được Robert Koch (Đức) tìm ra năm 1882 nên còn gọi là Bacille Koch – viết tắt là BK.) và xác định mức độ kháng thuốc.

Xét nghiệm đờm tìm BK là tiêu chuẩn quan trọng để điều trị sớm, tránh được lây lan sang những người chung quanh.

Bệnh lao là có thể lây truyền bệnh sang người xung quanh?

Không phải ai bị bệnh lao cũng có thể lây truyền cho người khác, điều này phụ thuộc vào số lượng vi trùng ở người bệnh. Những bệnh nhân lao phổi mới có khả năng lây lan cho cộng đồng, lao ngoài phổi không có khả năng lây.

Lao và HIV có mối liên quan không?

Thông thường lao và HIV là một cặp đồng hành. Tuy vậy xin lưu ý về quá trình của nó, những người mắc lao sẽ không thể phát triển thành HIV/ AIDS, nhưng 50% bệnh nhân bị HIV/ AIDS thì HIV bị mắc lao. Vi rút HIV tấn công phá huỷ lympho TCD4 dẫn đến cơ thể suy giảm hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn lao làm cho bệnh lao tăng tốc phát triển, rút ngắn thời gian chuyển từ nhiễm lao sang bệnh. Người nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh lao gấp từ 10 đến 30 lần người không nhiễm và từ nhiễm lao chuyển thành bệnh lao là 10% cho 1 năm. HIV/ AIDS và lao là một quá trình tương tác qua lại khiến thời gian sống của những người mang H ( mang vi rút HIV) ngắn lại.

Điều trị bệnh lao ở đâu và có được hưởng ưu tiên gì không?

Điều trị lao được thực hiện ở tất cả các bệnh viện đa khoa, bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực và bệnh viện tuyến trung ương. Người mắc bệnh lao hiện được chữa bệnh bằng những hỗ trợ của nhà nước như thuốc chữa lao miễn phí, xét nghiệm theo dõi miễn phí và được bảo hiểm y tế chi trả những khoản phí chữa bệnh. Bên cạnh đó, họ cần nhận thức được trách nhiệm của họ là phải chữa khỏi bệnh để không làm lây bệnh sang những người thân trong gia đình và cộng đồng.

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh lao có gì đặc biệt

Bệnh nhân lao thường kém ăn. Mệt mỏi. Ngoài chế độ dinh dưỡng đặc biệt cần bổ sung các vitamin cho người bệnh: Kẽm: có trong thịt bò, gan, hạt bí ngô, ngũ cốc…; Vitamin A, E, C: có nhiều trong rau củ quả, cá biển…; Sắt: Bệnh nhân nên ăn nhiều mộc nhĩ, đậu nành, lòng đỏ trứng gà hoặc nấm…;  Vitamin K, B6: hai chất này có nhiều trong rau xanh, đậu, đỗ, khoai tây, chuối, súp lơ…

Khi nào thì bệnh nhân lao cần nhập viện

– Bị tai biến do sử dụng thuốc chống lao

– Bị ho ra máu, khó thở, có nguy cơ bị suy hô hấp, lao phổi tổn thương rộng

– Các bệnh lao phổi nặng như: lao màng tim, lao màng lão, lao cột sống….

Liệu có thể phòng bệnh lao không?

Hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh lao bằng cách cho trẻ tiêm chủng lao mở rộng. Chương trình áp dụng với trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là phương thức phòng bệnh lao hiệu quả nhất. Bên cạnh đó bạn có thể thực hiện lối sống vệ sinh, bổ sung dinh dưỡng để có cơ thể khỏe mạnh, tạo sức đề kháng tốt không cho khuẩn lao có cơ hội phát triển. Chăm sóc bệnh nhân lao tuân thủ nghiêm ngặt quy định của y tế.

Lao có thể chữa khỏi hoàn toàn không? Có thể mắc lại bệnh lao sau khi chữa khỏi không?

Hiện nay, bệnh lao có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Hàng năm, Việt Nam đã điều trị, chữa khỏi cho khoảng 90.000 bệnh nhân lao.

Tuy nhiên, bệnh lao khi đã được chữa khỏi thì vẫn có thể mắc trở lại. Người chữa khỏi bệnh lao có thể tái mắc bệnh thông qua việc lây nhiễm bệnh lại từ người khác vì không có miễn dịch chống lao vĩnh viễn hoặc vi khuẩn lao còn xót lại trong người bệnh. Chính vì vậy, bệnh lao sẽ quay trở lại bất cứ lúc nào trong cuộc sống, vòng đời mỗi con người.

Thông thường nếu không phải bệnh nhân lao phổi cấp tính thì sẽ được bác sĩ chỉ định tại nhà. Tuy nhiên khi chữa trị lao phổi tại nhà cần phải TUYỆT ĐỐI tuân thủ: cách lý người bệnh tránh lây nhiễm; khám sức khỏe đúng định kỳ; có chế độ chuẩn dinh dưỡng quốc gia; tuân thủ nghiên ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ.

Những hiểu biết tổng thể về bệnh lao

Bài liên quan: Bệnh lao phổi: Bệnh nguy hiểm đối với bà mẹ mang thai

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook