Thứ Tư, 08/01/2025 | 09:00

Tại một số khu vực ở Trung Quốc đã ghi nhận nhiều trường hợp bị lây nhiễm virus viêm phổi HMPV, vậy loại virus này gây nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe của người nhiễm.

Virus HMPV là gì?

Human Metapneumovirus (HMPV) được biết đến là một loại virus đường hô hấp phổ biến, cùng họ với virus hợp bào hô hấp (RSV), đều thuộc họ Pneumoviridae. Khi bị nhiễm virus Human Metapneumovirus (HMPV) sẽ gây ra các triệu chứng tương tự như bị cảm lạnh thông thường, tập trung ở đường hô hấp trên nhưng đôi khi chúng có thể xâm nhập vào đường hô hấp dưới, gây viêm phổi, làm hen suyễn hoặc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trở nặng.

HMPV phổ biến hơn vào mùa đông và đầu xuân, thời điểm thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho virus phát triển gây bệnh cho chúng ta. Những người có nguy cơ mắc gồm có trẻ em, người có hệ miễn dịch kém, người cao tuổi, người bị suy yếu miễn dịch do mắc HIV, ung thư hoặc bệnh tự miễn, Người bị hen suyễn đang sử dụng steroid, Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…

Virus HMPV có nguy hiểm cho sức khỏe không?

Virus viêm phổi HMPV có mức độ nghiêm trọng, khả năng lây lan thấp hơn nhiều so với virus Corona gây Covid-19. Cũng tương tự như nhiều loại virus gây bệnh đường hô hấp khác virus HMPV có khả năng lây lan qua không khí qua các giọt bắn chứa virus khi người bệnh ho, hắt hơi.

Chúng có thể tồn tại trên các vật dụng, tay nắm cửa, lan can,… trong một khoảng thời gian nhất định ở nhiệt độ phòng. Do đó, khi tay chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus rồi vô tình chạm vào mắt, mũi, miệng cũng là một con đường lây nhiễm phổ biến. Hay những người tiếp xúc gần với người bệnh không có trang bị bảo hộ có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HMPV.

Khi xâm nhập vào cơ thể virus HMPV có thời gian ủ bệnh từ 3-6 ngày, sau đó cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng gồm: ho, sốt, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, khó thở, thở khò khè, phát ban,… nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời đúng cách có thể gây một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, bùng phát cơn hen suyễn hoặc COPD, nhiễm trùng tai.

Do vậy khi bị nhiễm virus HMPV người mắc có thể điều trị ở nhà bằng cách uống nhiều nước, dùng thuốc nhỏ mũi, thuốc giảm ho hoặc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao (trên 40 độ C); khó thở; da, môi hoặc móng tay tím tái cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị.

Biện pháp phòng ngừa virus viêm phổi HMPV

Phòng ngừa virus viêm phổi HMPV, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong thời điểm các bệnh đường hô hấp có nguy cơ bùng phát gây ảnh hưởng sức khỏe hãy áp dụng các biện pháp phòng bệnh dưới đây:

+ Rửa tay thường xuyên với xà phòng hay nước sát khuẩn, cồn rửa tay là cách dễ dàng để ngăn chặn virus xâm nhập vào khu vực có màng nhầy trên cơ thể sau khi ho, hắt hơi, đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh.

+ Hãy sử dụng dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn để vệ sinh tay sau khi cầm nắm các vật dụng.

+  Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay áo. Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay với xà phòng.

+ Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay sạch với xà phòng sát khuẩn.

+ Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp và khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc, chẳng hạn như tay nắm cửa, điện thoại, bàn phím và đồ chơi của trẻ nhỏ.

+ Hạn chế tiếp xúc gần với có biểu hiện nhiễm bệnh như: ho, sổ mũi hoặc sốt.

+ Nếu cơ thể có triệu chứng của bệnh đường hô hấp, hãy ở nhà và nghỉ ngơi để tránh lây lan virus cho người khác, đeo khẩu trang để tranh lây lan.

+ Hạn chế đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi không gian kín và kém thông thoáng.

+ Tăng cường sức đề kháng của cơ thể phòng ngừa virus viêm phổi HMPV bằng cách ăn các loại rau xanh, trái cây, sữa chua, kim chi, trà kombucha, đậu nành lên men, dưa chua, rau ngâm, miso, dưa cải bắp, nấm sữa kefir, đu đủ, tỏi, hành, gừng, hàu, sò, nghêu, ngao, ốc, hến, sò điệp, tôm, ghẹ, trà đen, thịt bò, thịt lợn, táo, chuối, cà tím, bông cải xanh, bắp cải, ớt chuông vàng, ớt chuông xanh, ớt chuông đỏ, nho, dâu tây, nam việt quất, cá hồi, cá trích, các loại hạt, lúa mạnh, yến mạch, ngô,… giúp tạo ra các tế bào miễn dịch mới, các kháng thể bảo vệ, protein và enzyme nên có tác dụng ngăn chặn các vi khuẩn, virus, các tác nhân gây hại, các kháng nguyên lạ gây bệnh từ môi trường bên ngoài, tạo kháng thể phòng tái nhiễm bệnh về hô hấp.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Đau nhức xương khớp hậu Covid-19: cách khắc phục hiệu quả

Tổ hợp những thực phẩm tốt cho phổi

Bệnh phổi trắng ở Ohio có liên quan đến đợt bùng phát ở Trung Quốc không?

Bài tập thở phục hồi chức năng phổi, tăng công suất phổi, giảm ứ khí cho bệnh nhân Covid-19, COPD

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook