Thứ Bảy, 24/11/2018 | 08:38

Những điều cần biết về bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn là một nhiễm khuẩn toàn thân do S. typhi gây ra. Bệnh nhân sốt, mệt lả, đau vùng bụng và nổi ban màu hồng. Trực khuẩn thương hàn chứa trong phân người bệnh, có thể lây lan đến nguồn thực phẩm và nguồn nước của cộng đồng. Ruồi nhặng là các vật tải vi khuẩn. Tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể qua đường dạ dày – ruột, vào máu qua mach bạch huyết. Bệnh thường khỏi phát từ từ, bệnh nhân sốt, nhức đầu, đau khớp, viêm họng, táo bón, biếng ăn, đau và nhạy cảm đau vùng bụng.

Cũng có thể thấy khó tiểu tiện, ho khan, chảy máu cam. Nếu chưa được điều trị thì sốt tăng dần trong 2 – 3 ngày đầu (giữ mức 39,4 – 40°C) kéo dài 10 -14 ngày. Tối giảm dần xuống mức bình thường. Khi sốt thường tìm đập chậm, mệt lả. Nặng có thể mê sảng, sững sờ, hôn mê. Bệnh nhân thương bị to lách, giảm bạch cầu, thiếu máu, rối loạn chức năng gan, protein niệu.

Khi tổn thương ruột bị nặng thì tiêu chảy màu đỏ, trong phân có thể có máu. Trong điều trị thì kháng sinh cloramphenicol là thuốc xưa nay vẫn dùng để trị thương hàn, vẫn còn được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, các cephalosporin không bị kháng thuốc mạnh như cloramphenicol nên ceftriaxon và cefoperazon đượcc coi là thuốc ưu tiên. Ceftriaxon tiêm bắp 30 mg/kg/ngày hoặc tiêm tĩnh mạch chia 2 liều trong thời gian 2 tuần (chẳng hạn 1 g tiêm tĩnh mạch cứ 12 giờ một lần cho người lớn). Cefoperazon tiêm tĩnh mạch 60 mg/kg/ngày chia 2 liều trong 2 tuần. Cloramphenicol uống hoặc tiêm tĩnh mạch lần đầu tiên là 15 – 20 mg/kg, sau đó là 50 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần cứ 6 – 8 giờ một lần trong 14 ngày. Vai trò của quinolon trong bệnh thương hàn còn hạn chế và đang được nghiên cứu. Không nên dùng quinolon cho trẻ trước tuổi dậy thì. Cũng có thể dùng ampicillin 100 mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chia làm 4 liều trong 14 ngày. Kèm theo kháng sinh, khi bệnh nhân bị nhiễm độc nghiêm trọng có thể dùng glucocorticoid. Prednison 20 – 40 mg/ngầy uống trong 3 ngày đầu điều trị là đủ. Nếu bệnh nhân bị mê sảng, hôn mê hoặc choáng nặng thì dùng các liều cao glucocorticoid (chẳng hạn bex-amethason 3 mg/kg tiêm tĩnh mạch lúc đầu, sau đó 1 mg/kg cứ 6 giờ một lần trong tổng cộng 48 giờ). Trong điều trị rất cần phòng ngừa đường ruột, rửa tay khi ăn, ăn làm nhiều lần, thức ăn lỏng, trong, giảm thiểu tiêu chảy, có thể có chế độ ăn ngoài đường tiêu hóa. Nghỉ ngơi khi hết sốt, tránh dùng các salicylat, thuốc nhuận tràng, dung dịch thụt rửa.

Typhi là một vi khuẩn Salmonella. Các bệnh do nhiêm khuẩn Salmonella có thể gây cho người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhiều loài súc vật và các thực phẩm chế biến từ chúng như thịt gà, thịt vịt, gia cầm, sữa tươi trứng, rùa nuôi làm cảnh v.v… viên dạ dày – ruột thường xảy ra sau khi ăn uống phải loại vi khuẩn này, gây buồn nôn và đau thắt vùng bụng, tiêu chảy, sốt và nôn. Phân lỏng, nhưng ở một số bệnh nhân lại thấy nhão hoặc cứng, đôi khi có chất nhờn và máu. Viêm này được điều trị triệu chứng bằng chế độ ăn uống nhẹ và lỏng; những trường hợp không phức tạp không cần dùng tới kháng sinh vì chúng làm cho sự tiết thải vi sinh kéo dài. Song do nguy cơ tử vong tăng dần nên cần liệu pháp kháng sinh cho người già, trẻ em và bệnh nhân nhiễm HIV. Có thể dùng ampicillin hoặc amoxicillin 50 – 100 mg/kg/ngày uống làm nhiều lần hoặc ciprofloxacin 500 mg uống cứ 12 giờ một lần (cho người lớn). Điều trị từ 3 đến 5 ngày. Bệnh nhân nhiễm HIV cần thời gian lâu hơn.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook