Thứ Tư, 16/03/2016 | 13:12

Những điều cần biết về rối loạn tiền đình

Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa mọi hoạt động của cơ thể, đồng thời đảm bảo cho cơ thể thích nghi hoàn toàn với ngoại cảnh.

Ngoài ra, hệ thần kinh cũng là cơ quan duy nhất có khả năng thực hiện các hoạt động kiểm soát hết sức phức tạp. Vì thế các bệnh về thần kinh có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người. Rối loạn tiền đình là một trong những bệnh thường gặp có liên quan đến hệ thần kinh. Mức độ bệnh có thể nhẹ hoặc cũng có thể diễn biến khá nặng và nghiêm trọng tùy từng người bệnh.

Tìm hiểu về tiền đình

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai (hai bên), có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Ở đây, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về não. Cơ quan chuyển xung âm thanh dạng cơ học sang dạng điện thần kinh là ốc tai. Gắn liền với ốc tai là ba vòng bán khuyên, tạo hình 3D trong không gian, giúp cơ thể nhận biết vị trí của mình trong không gian 3 chiều.

Những rối loạn có liên quan đến thăng bằng (hội chứng tiền đình) là xuất phát từ bộ phận này của tiền đình. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh là: do virus gây viêm thần kinh sọ não số 8, thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình, viêm tai giữa, chấn thương mê lộ, nghẽn tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống,…

Những người ngồi nhiều trong phòng lạnh, tiếp xúc thường xuyên với máy tính, thức quá khuya có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tiền đình và lâu dần sẽ diễn biến thành bệnh.

Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình

+ Chóng mặt là biểu hiện thường gặp nhất;

+ Mất thăng bằng, đi đứng không vững;

+ Thấy buồn nôn, muốn ngất;

+ Thường có cảm giác người yếu ớt, mệt mỏi;

+ Ngồi xổm quá lâu khi đứng lên sẽ hoa mắt chóng mặt.

+ Mắt mờ khi cử động cổ và đầu;

+ Thiếu tập trung;

+ Mất ngủ;

+ Ù tai.,…

Đặc biệt, cần lưu ý tới những biểu hiện triệu chứng sau vì chúng có nguy cơ phát triển thành các bệnh nặng (tai biến động mạch não, u bướu não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa sơ cứng,…) :

+ Xuất hiện những cơn nhức đầu đột ngột;

+ Mờ mắt nhìn sự vật không rõ.

+ Thính giác giảm;

+ Mất khả năng định hướng về không gian và thời gian;

+ Khó khăn trong việc nói; -tay chân thường xuyên run rẩy;

+ Mất thăng bằng cơ thể-muốn ngã.

+ Các đầu ngón chân, tay có cảm giác tê dại.

+ Tức ngực, nhịp tim thất thường…

+ Trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn

+ Chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, nôn dữ dội, mở mắt ra thấy mọi vật quay cuồng đảo lộn…

Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ chọn được hướng điều trị thích hợp. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, trường hợp nặng có thể sẽ cần phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa.

Một trong các giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiền đình hiệu quả là tập thể dục đều đặn, xoa bóp, bấm, day các huyệt như Bạch hội, Phong trì….

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Yhocvn.net

Bài cùng chủ đề: 

+ Bấm huyệt cải thiện chứng tiền đình

+ Những bài tập cải thiện chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình

+ Triệu chứng chóng mặt, hội chứng tiền đình

+ Phân biệt rối loạn tiền đình với thiểu năng tuần hoàn não

+ Chọn thuốc trị bệnh rối loạn tiền đình

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook