Không thể phủ nhận quả quýt giàu
dinh dưỡng và có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, ăn quýt lại
không tốt cho sức khỏe của một số người.
Giá trị dinh dưỡng của quả quýt
Dưỡng
chất trong quýt rất phong phú, trong 100 g thực phẩm hấp thụ, hàm lượng
protein của quýt gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần lê, hàm lượng
photpho gấp 5.5 lần lê, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần,
vitamin C cũng gấp 10 lần.
Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dich, chống sự phát triển của u bướu.
Ngoài
ra, quýt còn có tác dụng chống lại tia bức xạ của máy tính, trong quýt
chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ da cho những người
thường sử dụng máy tính.
Hơn nữa, các thành phần dinh dưỡng trong
quýt còn giúp chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid
hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ
thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim.
Tuy nhiên, trên thị trường có những loại quýt được ngâm ướp hóa chất để bảo quản được lâu, tránh mất nước và bóng đẹp…
Những
hóa chất này có thể ngấm sâu vào trong quả quýt, khi ăn có thể gây ra
nhiều rủi ro về mặt sức khỏe. Chính vì vậy, người dân nên hết sức lưu ý
khi chọn và mua các loại quýt, cam.
Những người không nên ăn quýt
Mặc
dù quýt là loại trái cây ngon, dễ ăn và có lợi cho sức khỏe nhưng nó
lại là thực phẩm không có lợi cho một số người. Vì vậy, nếu bạn thuộc
những nhóm đối tượng sau, nên hạn chế ăn quýt.
Những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa hạn chế ăn
Trong
dịch nước ép các quả thuộc loại cam, quýt phần lớn có chứa thành phần
acid citric với hàm lượng tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng
muối natri citrat (chất thường dùng để chống đông máu).
Chất này
sẽ tạo phức với ion Ca++, do đó cản trở quá trình tạo prothrombinase và
thrombin, là những yếu tố quan trọng tham gia trong quá trình đông máu.
Vì
thế, những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột… ở
các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí cả ở các trường hợp có các
vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết… nếu ăn các loại quả cam quýt cũng
phải thận trọng để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ bị tổn thương.
Người đang bị ho
Các
loại trái cây họ cam quýt có lợi cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên trong
những ngày trẻ bị ho, những loại quả trên sẽ không giúp con trị ho mà
còn khiến nặng hơn. Chúng có thể gây ảnh hưởng đế hệ hô hấp của trẻ.
Vỏ
quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược
lại. Trong thịt quýt có chứa celluite (lớp mỡ tích tụ dưới da làm cho cơ
thể vận động một cách nặng nề, chậm chạp, vụng về) khiến cơ thể sinh
nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Bạn hãy thay thế bằng
những loại quả nhiều nước như dưa hấu, dứa, táo, lê, hay nho. Tuy nhiên,
chỉ nên uống với một lượng hạn chế, tránh uống nhiều.
Một số lưu ý khi ăn quýt
Không ăn kết hợp quýt ăn củ cải cùng nhau
Củ
cải sau khi vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng sản xuất ra một chất gọi là
sulfate, và sớm chuyển hóa thành chất gây ức chế tổng hợp hócmôn tuyến
giáp là Thiocyanate.
Nếu lúc này mà ăn quýt, Flavonoid trong quýt
sẽ bị phân giải trong dạ dày và chuyển thành hydroxy axit và axit
ferulic. Hai chất này có thể tăng cường tác dụng ức chế của Thiocyanate
đối với tuyết giáp, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Đang đói không nên ăn quýt
Trên
thực tế quýt có rất nhiều công dụng nhưng không nên ăn quá nhiều trong
một lần và không nên ăn trong khi đói bởi quýt chứa axít, nó dễ làm tổn
thương dạ dày.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: TTOnline
Chưa có bình luận.