Thường xuyên để chìa khóa xe ở nhà, đọc tin nhắn quên trả lời, không nhớ việc muốn làm là những biểu hiện chứng tỏ bạn đang suy giảm trí nhớ.
Bạn quên chìa khóa xe ở nhà hay cầm trên tay nhưng vẫn mải miết tìm kiếm? Nếu điều này xảy ra thường xuyên thì bạn không nên xem thường. Dù ở tuổi 18 hay 80, ta vẫn phải đấu tránh để chống lại chứng suy giảm trí nhớ.
Để tránh được chứng bệnh này, bạn nên hiểu được nguyên nhân làm giảm trí nhớ. Trầm cảm, stress là nguyên nhân khá phổ biến, cảm xúc tiêu cực có thể khiến bạn mau quên, mất khả năng tập trung. Việc quên chìa khóa, không nhớ mình đã khóa cửa trước khi ra khỏi nhà hay chưa cũng là biểu hiện thường thấy.
Đôi khi, bạn cũng đãng trí đến mức tìm mắt kính cả ngày khi chúng ở ngay trên đầu không nhận ra. Nguyên nhân có thể là bạn đang làm quá nhiều việc một lúc. Thói quen này lâu dài có thể gây rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Hãy nhớ bộ não chỉ hoàn thành tốt một việc trong một thời điểm.
Biểu hiện bạn cũng cần lưu tâm khi bị suy giảm trí nhớ là khó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện mới và nhớ lại các việc đã qua. Chẳng hay chút nào khi luôn phải nhờ bạn bè, người thân nhắc nhở những việc cần làm.
Vậy phải làm thế nào để cải thiện trí nhớ? Các chuyên gia khẳng định chứng hay quên có thể điều trị tốt trong giai đoạn sớm. Do đó, khi thấy có các biểu hiện bệnh, bạn nên đi khám sớm để xác định mức độ, tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
Bạn có thể là bác sĩ cho chính mình bằng cách điều phối công việc hợp lý, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Chứng giảm trí nhớ có quan hệ mật thiết với thiếu ngủ và trầm cảm, vì vậy bạn cần ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng đúng cách.
Đi dạo tại nơi có không khí trong lành hoặc tập luyện thể thao sẽ tốt hơn việc nằm dài xem tivi. Tăng cường vận động giúp bạn cải thiện trí lực, tăng cường chuyển hóa tuần hoàn não, cân bằng tâm trạng.
Phương Anh
Nguồn: Zing
Chưa có bình luận.