Thứ Sáu, 27/07/2018 | 11:51

Mẹ bị mắc những bệnh này không nên cho trẻ bú sữa vì sẽ tác động không tốt tới trẻ.

Sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ phát triển được toàn diện và phòng chống được nhiều bệnh tật. Tuy nhiên khi mẹ bị mắc một số căn bệnh nan y thì việc cho con bú là không nên bởi thuốc và các yếu tố khác có thể qua sữa tác động không tốt tới trẻ. Trong trường hợp này thì việc bú sữa mẹ là không nên.

Mẹ mắc chứng bệnh động kinh

Khi cho con bú mà bị động kinh thì sẽ làm tổn thương đến con, rất nguy hiểm. Hơn nữa, trong sữa của những người mẹ này có chứa các vị thuốc như Luminal, Vilium, Phenytoin sodium…có thể gây nên những phản ứng không tốt đối với trẻ nhỏ, làm cho trẻ sinh ra các chứng bệnh: thèm ngủ, toàn thân nổi lên những nốt ban đen…

Mẹ phải điều trị i-ốt phóng xạ

Khi mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ, rất có thể i-ốt sẽ nhiễm vào sữa gây tổn hại tới chức năng tuyến giáp của bé. Bởi vậy, sau khi đã điều trị xong, người mẹ nên đi kiểm tra mức độ chất phóng xạ có trong sữa mẹ, nếu mức độ đó không gây ảnh hưởng thì mới tiếp tục cho con bú.

Mẹ bị nhiễm HIV

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyên cáo các bà mẹ dương tính với HIV không nên cho con bú vì HIV có trong sữa mẹ và có thể truyền sang con khi cho bú. Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế. Theo các chuyên gia, hiện nay thức ăn thay thế sữa mẹ hiệu quả là sữa bột; không được thay thế sữa mẹ bằng nước hoa quả, nước đường hoặc cháo hay bột.

Phụ nữ nhiễm HIV chỉ nên chọn một cách nuôi con, hoặc là bú sữa mẹ hoặc là ăn sữa ngoài hoàn toàn. Tuyệt đối không nên cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa ngoài thay thế, vì trẻ sẽ càng có nguy cơ nhiễm HIV cao, thậm chí cao hơn là nếu trẻ chỉ bú mẹ.

Phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế. Theo các chuyên gia, hiện nay thức ăn thay thế sữa mẹ hiệu quả là sữa bột (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa bột, lúc đó mẹ bắt buộc phải cho con bú. Tuy nhiên, mẹ cần phải vệ sinh đầu vú sạch sẽ, thường xuyên và cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không dùng sữa thay thế hay bất cứ thức ăn, nước uống nào khác. Đặc biệt, cần ngừng cho trẻ bú càng sớm càng tốt, muộn nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi và phải thường xuyên cho trẻ đến các trung tâm y tế để theo dõi và xét nghiệm.

Mẹ mắc chứng bệnh động kinh

Khi cho con bú mà bị động kinh thì sẽ làm tổn thương đến con, rất nguy hiểm. Hơn nữa, trong sữa của những người mẹ này có chứa các vị thuốc như Luminal, Vilium, Phenytoin sodium…có thể gây nên những phản ứng không tốt đối với trẻ nhỏ, làm cho trẻ sinh ra các chứng bệnh: thèm ngủ, toàn thân nổi lên những nốt ban đen…

Mẹ mắc bệnh lao phổi

Những người mẹ bị lao phổi, nhất là trong thời kỳ bệnh phát triển, nên kiêng hẳn sữa mẹ, và không nên trông, chăm sóc trẻ. Nếu mẹ không kiêng cẩn thận sẽ có hại cho sức khỏe của con (con dễ bị nhiễm bệnh của mẹ) và khiến bản thân người mẹ suy kiệt sức khỏe. Trường hợp không cho con bú được, mẹ nên cho trẻ ăn tạm sữa ngoài, cháo sữa, bột sữa… chờ cho mẹ khỏi mới cho bú trở lại.

Mẹ mắc bệnh viêm gan

Chất HBsAg có thể thông qua nước sữa, truyền vào cho trẻ, và bất lợi cho việc khôi phục lại sức khỏe cho người mẹ. Những người mẹ này tuỵệt đối không được hôn hít con, càng không được mớm cho con ăn.

Mẹ mắc bệnh viêm núm vú

Những người mẹ có dấu hiệu bị viêm núm vú, đầu vú có dấu hiệu bị loét… thì nên dừng cho con bú.

Thủy đậu: Nếu nhiễm trùng bắt đầu trong vòng năm ngày trước khi sinh hoặc hai ngày sau đó, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với con mình. Sau khi thủy đậu hết việc cho con bú là an toàn.

Những bệnh mẹ mắc phải không nên cho trẻ bú

Bài liên quan: Mắc bệnh lao có nên cho con bú

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook