Thứ Ba, 21/08/2018 | 14:38

Tìm hiểu vai trò của ion natri, Prostaglandin trong việc điều hòa bệnh huyết áp.

Vai trò ion natri điều hòa huyết áp

Natri là một thành phần của muối ãn. Ăn mặn sẽ làm cơ thể giữ nhiều Natri hơn. Theo quy luật về cân bằng áp lực thẩm thấu, Natri sẽ kéo theo nước, làm cho cơ thể giữ nhiều nước làm tăng lượng máu lưu hành do đó làm tăng huyết áp.

Khi nghiên cứu một loại chuột tăng huyết áp di truyền, người ta thấy rằng ion Natri trong sợi cơ trơn thành tiểu động mạch cơ hơn loại chuột không tăng huyết áp.

Ion Natri không gây co cơ trơn thành mạch, nhưng kéo theo ion Canxi vào. Chính ion Canxi này khi vào trong tế bào nhiều, sẽ kết hợp với Troponin, Tropomyosin kích thích làm cho các sợi cơ Actin và Myosin tiếp xúc lên nhau: gây nên hiện tượng co cơ. Giúp cho quá trình co cơ này còn có vai trò của men Adenozin Triphosphataza có trong sợi myosin làm giải phóng năng lượng, làm tăng sự co cơ.

Khi dùng thuốc lợi tiểu thải ion Natri, đồng thời sẽ thải luôn ion Canxi vừa có tác dụng lợi tiểu vừa chống co mạch nên làm hạ huyết áp. Chính sự rối loạn vận chuyển ion Natri, Canxi qua màng tế bào gây tăng huyết áp.

Tóm lại để làm giảm cung lượng tim và sức cản ngoại vi nhằm làm hạ thấp huyết áp cần có vai trò cả ba yếu tố:

– Hệ thần kinh giao cảm.

– Ion Natri

– Hệ Renin – Angiotensin – Aldosteron.

Vai trò Prostaglandin

Những năm gân đây, sau phát hiện Prostaglandin PGI2 của Vane mang tên Prostacyclin, người ta đã thấy PGI2 có vai trò quan trọng trong tăng huyết áp.

Prostaglandin được nội mạc thành mạch sản xuất ra thường xuyên để bảo vệ thành mạch, không cho tiêu cầu kết dính và tham gia điều hòa huyết áp làm giản mạch. Prostagladin đối lập với Tromboxan A2 của tiểu cầu, mà chất này thì có tác dụng làm cho tiểu cân kết dính và co mạch.

Trong bệnh tăng huyết áp người ta thấy thiếu PGI2 có thể do tổng hợp không đủ, ,có thể do tăng thoái hoá.

Một số chất gây giãn mạch khác cũng đang được nghiên cứu như EDRF (Endothelium Derived Relaxin Fartor), Braxykinin. Có ý kiến cho rằng bệnh tăng huyết áp là do rối loạn, mất cân bằng trong hệ thống co mạch, giản mạch, mà trong co mạch chiếm ưu thế.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook