Thứ Tư, 23/09/2015 | 05:54

(Kiến Thức) – Cắt đi khối u khổng lồ nặng 26 kg, bà Ph. chỉ còn nặng hơn 30 kg. Khối u ấy khiến bà đi đâu cũng bò lê bò toài, kể cả đi vệ sinh.

Phát hiện bệnh từ mấy năm nay, gia cảnh lại khó khăn nên bà Ph. phải gắn bó với khối u nặng 26kg, đi đâu cũng bò lê bò toài, kể cả đi vệ sinh. Vì cái bụng chứa khối u khổng lồ to như cái trống, trong khi tay chân, mặt mũi thì gầy tóp teo, bà đã nhập viện trong tình trạng suy kiệt.

Biết có bệnh nhưng nghèo nên… đành chịu

Đó là trường hợp của bà Huỳnh Thị Ph. (52 tuổi, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai). Bà Ph. cho biết: “Chồng mất hơn chục năm, hằng ngày tần tảo với việc mua trái cây ở nhà vườn rồi đạp xe đạp chở lên Sài Gòn bán kiếm lời nuôi 4 con thơ dại. Khi bọn trẻ lập gia đình, mỗi đứa ở một nơi nhưng chung quy đứa nào cũng nghèo khó nên cách đây 4 năm, bỗng dưng cái bụng cứ lùm lùm lên, tăng cân nên bản thân thấy lạ, còn người bên ngoài thì lại xì xầm nhỏ to “chắc bà có bầu”. Oan ức lắm nhưng đâu có thể giải thích được”.

Đi khám bệnh, bác sĩ khuyên lên Bệnh viện Ung bướu TPHCM khám thì qua kết quả siêu âm cho thấy khối u to khoảng trái bưởi và bác sĩ yêu cầu nhập viện để phẫu thuật. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình và cũng không có thẻ bảo hiểm y tế nên bà không nhập viện điều trị theo y lệnh của bác sĩ mà bỏ về quê. Không có tiền, không có BHYT nên bà bỏ điều trị theo Tây y mà đi hốt thuốc Nam, thuốc Bắc uống cầm chừng.

Nguòi phụ nũ mang khói u khỏng lò nạng bàng cả co thẻBà Huỳnh Thị Ph. (52 tuổi, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) trước mổ.

Thời gian đầu khối u không phát triển nhanh mà “lớn” từ từ. Khối u phát triển to và nhanh nhất là sau khi bà Ph. lo hậu sự cho mẹ bà xong cách đây 1 năm, khối bướu bỗng lớn nhanh khủng khiếp khiến bà mệt mỏi, suy kiệt, bụng to không thể đi lại được mà phải bò mỗi khi di chuyển nên chủ yếu là ngồi và nằm. Ngay cả, chuyện đi vệ sinh cũng trở thành nỗi ám ảnh với bà vì không cẩn thận là ngã và đập cái bụng to xuống đất.

Bà Ph. cho biết thêm: “Mặc dù có 4 đứa con nhưng đứa nào cũng nghèo khổ nên đành chấp nhận bệnh tật chứ chẳng dám đi bác sĩ. Con cái có gia đình riêng, thỉnh thoảng mới về nhà thăm, hàng ngày tôi chỉ nhờ hàng xóm và những người bà con ở gần giúp đỡ. May mà Tết vừa qua, nhờ bác hàng xóm tốt bụng giới thiệu với Hội Chữ thập đỏ địa phương, họ đã khẩn trương vận động một số tiền để đưa tôi lên Bệnh viện Ung bướu TPHCM điều trị”.

Nguòi phụ nũ mang khói u khỏng lò nạng bàng cả co thẻ-Hinh-2BSCK II Nguyễn Văn Tiến, quyền Trưởng khoa Ngoại I đang phẫu thuật lấy khối u ra cho bệnh nhân.

Ca mổ khó khăn

BSCK II Lê Hoàng Minh, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, sau khi tiếp nhận bệnh nhân, Khoa Ngoại I, Bệnh viện Ung bướu TPHCM đã báo cáo chuyên môn trong giao ban bệnh viện. Đây là một ca khó, bà Huỳnh Thị Ph., nhập viện tình trạng suy kiệt, bướu ổ bụng rất to chiếm toàn bộ ổ bụng, kích thước bướu khoảng 50 x 60 x 30cm, bệnh nhân di chuyển sinh hoạt khó khăn, ăn uống kém, khó thở, thiếu máu cơ tim.

Kết quả CT Scan bụng chậu cản quang cho thấy bệnh nhân Ph. bị tổn thương khối mô không đồng nhất, bắt thuốc cản quang không đều chiếm trọn vùng chậu, phát triển lên cao đến vùng thượng vị, cực trên khả năng thoát vị ra thành bụng tương ứng, cực dưới sang thương đè đẩy vách trước bàng quang, không xác định được hình ảnh thân tử cung, tổn thương đè đẩy chèn ép cơ quan bụng chậu. Thận hai bên bị chèn ép, thận P ứ nước độ 3, xơ 1/3 dưới phổi T… nguy cơ suy hô hấp rất cao…

Nguòi phụ nũ mang khói u khỏng lò nạng bàng cả co thẻ-Hinh-3Chăm sóc sau khi phẫu thuật.

Nếu bệnh nhân Ph. không được phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ tử vong nên Ban Giám đốc bệnh viện đã chỉ đạo cho Khoa Ngoại I cùng hội chẩn nhiều lần với các khoa tim mạch, hô hấp, gây mê hồi sức, huyết học… Bệnh viện đã phối hợp chặt chẽ giữa ê kíp phẫu thuật viên và gây mê hồi sức, đồng thời ban giám đốc bệnh viện cũng vào tận phòng mổ để theo dõi và lên phướng án điều trị cụ thể cho bệnh nhân Ph. Kết quả chị đã được cứu sống ngoạn mục, lấy ra một khối u khổng lồ ở tử cung (kích thước bướu 50 x 60 x 30cm, nặng 26kg), mô đặc bờ tăng sinh mạch máu ngoằn ngoèo.

BSCK II Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc khối Ngoại, Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, cả phòng mổ chỉ để dành riêng phẫu thuật cho bệnh nhân Ph., thuốc men, máu… được chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng. Cuộc phẫu thuật khó khăn và nguy hiểm do bướu quá lớn, chèn ép và dính vào các cơ quan quan trọng như niệu quản, bó mạch chậu, trực tràng. Ê kíp mổ quyết định cắt tử cung và 2 phần phụ, dưới sự theo dõi chặt chẽ về huyết động và sinh hiệu bệnh nhân. Nguy cơ chảy máu rất cao. Các phẫu thuật viên tiến hành thận trọng và chính xác, khống chế tối đa chảy máu. Bệnh nhân được truyền 5 đơn vị hồng cầu lắng cùng nhóm (350ml), 6 đơn vị tiểu cầu, 1 đơn vị huyết tương tươi.

Nguòi phụ nũ mang khói u khỏng lò nạng bàng cả co thẻ-Hinh-4Bà Huỳnh Thị Ph. đang trò chuyện với phóng viên trước khi xuất viện.

Lương y như từ mẫu

Bà Ph. tâm sự: “Thật không ngờ, số mình lại may mắn đến như vậy. Được mấy cô ở nhóm từ thiện vận động xin tiền cho mình lên Bệnh viện Ung bướu TPHCM để khám, chứ không đủ tiền để trang trải thuốc men và nhập viện để mổ. Đang lo lắng vì sợ không đủ tiền để phẫu thuật vì cái bụng to, gây chèn ép rất khó chịu, đi lại không được thì các bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu TPHCM không chỉ là nhận phẫu thuật và điều trị cho mình mà còn vận động các nhà mạnh thường quân giúp cho đóng viện phí, chi tiêu trong thời gian nằm viện.

Ban Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM còn vận động đóng góp viện phí cho mình. Biết trước như vậy thì mình đã đi chữa bệnh từ lâu rồi. Đúng là lương y như từ mẫu! Lúc nào cũng nhẹ nhàng, hướng dẫn, chăm sóc cho bệnh nhân và còn là… mạnh thường quân cho các bệnh nhân nghèo, ở xa…”.

Bà Ph. sau khi được phẫu thuật lấy khối u khổng lồ ra đã chia sẻ: “Cả năm nay, cái bụng nó to nhìn quen rồi, bây giờ phẫu thuật nhìn cái bụng nhỏ cũng cảm thấy thiếu thiếu. Nhưng chẳng hiểu sao, thấy thèm ăn và ăn thấy rất ngon miệng. Ngày 31/8, trao đổi qua điện thoại với chúng tôi, bà Ph. cho hay, từ ngày xuất viện đến nay, bà ăn uống rất ngon miệng. Khi mới phẫu thuật xong, cơ thể bà nặng có 38kg nhưng bữa nay đã tăng lên gần 50kg.

BSCK II Lê Hoàng Minh cho biết: “Bệnh viện Ung bướu đã mổ rất nhiều ca có khối bướu to nhưng với khối bướu to 26kg thì…lần đầu gặp. Các chị em phụ nữ khi có kinh nguyệt, hoặc có quan hệ thì nên đi khám phụ khoa 6 tháng/lần để phát hiện sớm và tầm soát bệnh, nếu phát hiện sớm, điều trị sớm, kết quả tốt. Ngoài ra, các cụ bà cũng nên đi khám phụ khoa năm/lần hoặc khi có bất thường. Tránh để tình trạng phát hiện trễ khiến cho việc điều trị khó hơn, thời gian điều trị lâu hơn và chi phí tốn kém hơn, kết quả điều trị bị hạn chế.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook