Thứ Hai, 30/07/2018 | 08:22

Vào thời điểm trước 8 tháng mang thai, do thai nhi nhỏ, lượng nước ối khá nhiều nên vị trí thai nhi dễ dàng bị thay đổi. Sau 8 tháng mang thai, thai nhi đã lớn, vị trí của thai nhi dần dần được cố định lại. Vị trí thai nhi bình thường, do phần đầu nặng nên phần đầu chúc xuống dưới, phần mông ở bên trên, phần lưng quay ra đằng trước, phần ngực hướng về đăng sau. Hai tay của thai nhi bắt chéo nhau ôm trước ngực, hai chân co lại, đầu gập vào, gáy là phần thấp nhất. Do vậy, trong y học người ta gọi là Chẩm vị (vị trí của gáy).

Khi thai ngược, phần mông của thai nhi ở bên dưới, đầu hướng lên trên, thai nhi ngồi trong tử cung. Đây là loại vị trí thai nhi không bình thường hay gặp nhất. Dù gọi chung là “ngôi thai ngược” nhưng trên thực tế có rất nhiều chủng loại ngôi thai ngược khác nhau tùy theo tư thế cụ thể được chia làm ba loại:

+ Đơn đổn vị: hai đùi uốn cong lại ở phần bụng, hai đầu gối duỗi thẳng, chỉ có phần mông lộ ra trước

+ Đổn vị hỗn hợp: Lúc này cả phần mông và phần đầu gối đều cong lại, chẩm vị vẫn ở tư thế như cũ, chỉ có đầu và mông bị ngược, mông và chân lộ ra trước.

+ Vị trí cẳng chân và đầu gối, lúc này, một chân hoặc hai chân, một đầu gối hoặc hai đầu gối Ịộ trước, trong khi sinh nở, đầu gối ra trước thường chuyển thành chân ra trước.

Tuy nhiên chỉ có khoảng 3 – 5% tỷ lệ thai nhi vẫn sẽ giữ nguyên tư thế ngôi thai ngược cho đến khi được sinh.

Sinh thai ngược có những nguy hiểm nào?

Đối với cơ thể mẹ, thường thì thai ngược không có mối đe dọa gì nghiêm trọng, nhưng lại rất nguy hại đối với thai nhi.

Nguy hiểm chủ yếu gồm 2 điểm sau:

+ Cuống rốn bị dỡ thẳng ra. Khi sinh thai ngược, phần mông và chân ra trước, nên không thể chèn đều miệng tử cung như khi đầu ra trước, và có một sô” khe hở ở miệng cổ tử cung. Sau khi vỡ nước ối, cuống rốn dễ thoát ra ngoài qua những khe hở này. Lúc này, có thể xuất hiện hiện tượng cuống rốn bị ép, việc cung cấp ôxy bị gián đoán, khiến thai nhi tử vong do thiếu oxy.

Phần đầu của thai nhi bị kẹt lại. Sau khi phần mông ra trước, phần đầu phải được ra trong vòng 8 phút, nếu không rất dễ bị thĩếu oxy. Nhựng do phần đầu có đường kính lớn nên dễ bị kẹt lại.

Khi khám thai vào thời điểm sau 5 tháng mang thai, các bác sỹ đã có thể chẩn phán đoán vị trí của thai nhi. Nếu phát hiện thấy thai ngược thì cần có biện pháp để có thể thay đổi được.

Cách chỉnh ngôi thai ngược:

+ Một trong những bài tập thể dục giúp xoay lại ngôi thai ngược là bài tập đầu gối – ngực: quỳ xuống sàn hay giường, nằm nhoài người theo tư thế úp xuống, dùng hai tay để chống đỡ cơ thể và hướng mông lên trên, duy trì tư thế này khoảng 5 – 10 phút rồi nghỉ ngơi. Nếu không có bệnh tim hoặc huyết áp cao thì thực hiện 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ, mỗi lần l0 phút, làm liên tục trong 7 ngày có thể có hiệu quả nhất định. Trước khi thực hiện nên đi tiểu tiện, đồng thời nới lỏng cạp quần. Nếu bạn dễ bị gò cứng bụng thì không nên thử động tác này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo phương pháp bấm huyệt dành cho ngôi thai ngược được giới thiệu trong một số sách dạy nuôi con.

+ Dùng ngải cứu vê đốt âm huyệt, từ âm huyệt đến vị trí cách 1 cm trên cạnh bên ngoài của móng chân ngón chân út. Mỗi ngày làm 1 lần, mỗi lần từ 10 – 20 phút, làm liên tục trong 7 ngày.

Những kích thích quá lớn từ bên ngoài có thể gây ra những cơn đau đẻ và khiến bạn bị vỡ ối non, bởi vậy bạn cần thận trọng trong mọi việc. Đặc biệt, các sản phụ được chẩn đoán có khả năng bị dọa sinh non không nên tự mình thử tập những động tác thể dục hay vận động để xoay ngôi thai mà cần tuân theo mọi chỉ dẫn của bác sỹ.

Nếu sau 32 tuần mang thai mới phát hiện ra thai ngược thì bác sĩ có thể thực hiện thuật xoay ngoài. Phẫu thuật này có thể chỉnh lại được khoảng 2/3 vị trí của thai nhi, nhưng cá biệt có những trường hợp không tính đến cuống rốn quấn quanh cổ, bong nhau thai…. Vì thế khi sử dụng phương pahps này, các bác sĩ thường khá thận trọng.

Ngôi thai ngược: Những nguy hiểm và cách chỉnh lại ngôi thai

Bài liên quan: Hiểu biết về nước ối: Màu sắc và lượng nước ối bình thường

Yhocvn.net

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook