Thực phẩm là một trong những điều đáng lưu ý của các mẹ bầu nếu muốn đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con.
Nghén gì dưới đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang thiếu chất?
- Chocolate
- Cà rốt
- Đá (lạnh)
- Burger phô mai
Nghén là một hiện tượng bình thường trong quá trình mang bầu. Tuy nhiên, nghén những thứ không phải đồ ăn, chẳng hạn như đá, nước giặt, màu sơn, bùn đất… có thể là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu sắt hoặc kẽm. Nếu gặp tình trạng này, mẹ bầu nên đi khám ngay. Ăn những thứ không phải thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ cho cả mẹ và bé. Ảnh: Eneida Nieves
Mẹ ăn nhiều cà rốt trong thời kỳ mang thai, em bé chào đời cũng sẽ thích cà rốt.
- Đúng
- Sai
Ngay cả khi chưa ăn dặm, trẻ đã có cảm giác gần gũi với hương vị của những thực phẩm mà mẹ thường ăn trong quá trình mang bầu. Một số cuộc nghiên cứu cho thấy khi mẹ bầu ăn các loại gia vị như như tỏi, cà ri, thìa là Ai cập (cumin), vị nước ối sẽ bị thay đổi. Và trong 9 tháng ở trong bụng mẹ, bé thường xuyên nuốt nước ối này. Nghiên cứu khẳng định bé ít có phản ứng khó chịu trong lần đầu tiên thử cà rốt nếu mẹ uống nhiều nước cà rốt trong lúc mang bầu. Ảnh: Pixabay
Ăn đồ cay có thể khiến bà bầu đau đẻ.
- Đúng
- Sai
Đây là thông tin vẫn được nhiều mẹ bầu truyền tai nhau, nhưng trên thực tế, không có bằng chứng khoa học hỗ trợ cho “truyền thuyết” này. Một số phụ nữ nghén đồ cay và có thể mắc chứng ợ nóng nhưng điều đó không ảnh hưởng đến sự an toàn của em bé. Đồ cay không làm bạn sinh non hay kích thích quá trình sinh. Ảnh: DTX-91
Không được uống cà phê khi mang bầu.
- Đúng
- Sai
Các cuộc nghiên cứu cho thấy uống ít hơn 200 miligram cà phê mỗi ngày (khoảng 2 cốc 250 ml) không gây sảy thai hay sinh non. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa có kết luận cuối cùng về việc cà phê có ảnh hưởng tới cân nặng của bé hay không. Nếu bạn là người cần một cốc cà phê để khởi đầu mỗi sáng tràn năng lượng thì chắc chắn cũng không có bác sĩ nào ngăn cản. Điều cần chú ý duy nhất là không nên uống quá nhiều! Ảnh: Chevanon Photography
Trà thảo dược là thức uống thay thế hoàn hảo cho cà phê trong thời kỳ mang bầu.
- Đúng
- Sai
Các loại trà thảo dược như trà rễ gừng, trà lá mâm xôi đỏ, trà lá bạc hà thường không có caffeine. Tuy nhiên, cũng chưa có đủ những nghiên cứu để khẳng định uống nhiều trà thảo dược trong thời gian mang bầu là hoàn toàn an toàn. Một số loại trà khác như trà xanh, trà đen hay trà trắng thường được khẳng định là tốt hơn nhưng các bà bầu vẫn phải chú ý lượng caffeine nạp vào người. Hãy đọc kỹ thành phần của trà trước khi sử dụng. Ảnh: Pixabay
Khi nào bạn nên bắt đầu uống thuốc bổ sung axit folic?
- Ngay khi mang bầu
- Khi bắt đầu cố gắng có bầu
- Ngay cả khi không cố gắng có bầu
Folic acid giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết về não cũng như xương sống của bé. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng khi bạn bổ sung đầy đủ acid folic trước khi mang bầu và trong vài tuần đầu của thai kỳ. Một phụ nữ bình thường cần khoảng 400 microgram folic acid mỗi ngày. Trong khi đó, với phụ nữ mang bầu là khoảng 600 – 800 microgram. Bạn có thể bổ sung folic acid bằng thuốc bổ, vitamin. Dẫu vậy, cách tốt nhất để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể vẫn là qua thực phẩm. Một số loại thực phẩm giàu folic acid như các loại rau xanh, rau cải bó xôi, họ cam chanh, đậu, bánh mỳ, ngũ cốc, gạo, pasta… Ảnh: Pixabay
Gừng có thể giúp giảm tình trạng buồn nôn trong thời gian đầu mang bầu.
- Đúng
- Sai
Buồn nôn là một trong những dấu hiệu nghén khá phổ biến đối với phụ nữ mang bầu. Tình trạng này thường xuất hiện trong 3 tháng đầu mang thai, giảm dần và biến mất khi bước sang tháng thứ 4 và khiến các mẹ bầu mệt mỏi. Gừng có thể giúp mẹ bầu dễ chịu hơn. Một số cuộc nghiên cứu cho thấy 1 gram gừng mỗi ngày sẽ giúp các mẹ bầu trải qua thai kỳ nhẹ nhàng hơn. Các mẹ có thể ăn trực tiếp hoặc pha nước uống. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ hỏi bác sĩ trước khi dùng gừng và đi khám ngay khi tình trạng buồn nôn trầm trọng. Ảnh: Angele J
Bạn có thể ăn xúc xích, lạp xưởng khi bầu, miễn là chúng được nấu chín hoàn toàn.
- Đúng
- Sai
Từ đáng chú ý nhất ở đây chính là “nấu chín hoàn toàn”. Đồ sống có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy, với những loại thực phẩm dễ có rủi ro như xúc xích, lạp xưởng, cần phải đảm bảo thực phẩm được nấu chín. Nếu không chắc chắn, hãy chọn thức ăn khác. Ảnh: Pixabay
Loại thực phẩm nào thường an toàn với bà bầu?
- Pate đông lạnh
- Salad gà đóng hộp gói sẵn
- Cá hồi hun khói đông lạnh
- Thịt hộp
Các sản phẩm thịt và hải sản hun khói thường an toàn với bà bầu nếu như chúng không bị ướp lạnh mà đóng hộp hoặc bán trên các kệ ở nhiệt độ bình thường. Pate đông lạnh, salad gà đóng sẵn hoặc cá hồi hun khói đông lạnh có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn listeria. Trong khi đó, bà bầu rất dễ tổn thương trước việc nhiễm khuẩn vì vậy nên tránh xa các loại thực phẩm có nguy cơ cao. Ảnh: Pixabay
Thực phẩm nào không an toàn cho bà bầu?
- Trứng được luộc kỹ
- Salad Caesar với trứng sống
- Các sản phẩm trứng đã được diệt khuẩn
Trứng là thực phẩm giàu protein. Nhưng cần phải được nấu chín trước khi ăn. Trứng sống có thể có loại vi khuẩn nguy hiểm như salmonella. Vì vậy, luôn nấu chín trứng cho tới khi lòng trắng và lòng đỏ đặc lại, hoặc chọn trứng đã được diệt khuẩn. Ảnh: Trang Doan
Phụ nữ ăn chay khi mang bầu sẽ phải cố gắng để cung cấp đủ dưỡng chất nào cho cơ thể?
- Vitamin D
- Vitamin B12
- Sắt
- Tất cả các ý trên
Nếu bạn mang bầu và là một người ăn chay trường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ ăn uống và được kê thuốc bổ để đảm bảo đủ chất. Vitamin B12, vitamin D và sắt sẽ khó có đủ cho cơ thể nếu chỉ ăn chay. Vitamin B12 thường có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật. Vitamin D có trong sữa và nhiều thực phẩm được bổ sung dưỡng chất. Dành 10-15 phút 3 lần mỗi tuần dưới ánh nắng mặt trời tự nhiên cũng có thể giúp cơ thể có đủ vitamin D. Sắt có trong một số loại thực phẩm như đậu, đậu nành, cải bó xôi, tảo biển… Ảnh: Buenosia Carol
Mộc Linh
Nguồn: Zing
Chưa có bình luận.